ClockThứ Tư, 26/06/2024 21:58

Cuộc hội ngộ thú vị giữa Áo dài và Hanbok

TTH.VN - Một cuộc hội ngộ đặc biệt giữa Áo dài Việt Nam và Hanbok Hàn Quốc ngay tại Huế đã khiến nhiều người xem háo hức khi chiêm ngưỡng tinh hoa trang phục của hai đất nước.

Học sinh thiết kế tem 12 con giáp trên áo dài Ra mắt sách “Áo dài truyền thống - hành trình trở lại” Tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát - người có công định chế áo dài Việt Nam Khai hội Tuần lễ Áo dài cộng đồng 2024

Những bộ Hanbok Hàn Quốc lộng lẫy trên sàn diễn 

Chương trình “Áo dài Việt Nam - Hanbok Hàn Quốc” diễn ra tối 26/6 tại Nghinh Lương Đình bên bờ sông Hương thơ mộng nằm trong khuôn khổ Tuần lễ áo dài cộng đồng Huế 2024.

Áo dài là một sản phẩm đặc trưng của Việt Nam, là một trong những yếu tố quan trọng làm nên hồn cốt dân tộc. Áo dài vốn được biết đến là một biểu tượng của người Việt Nam cho cả nữ và nam trong mọi thời đại. Dù đi đâu, tà áo dài luôn được gắn liền với những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt “dịu dàng, trung hậu, đảm đang” và tính cách lịch lãm trung trực của quý đàn ông Việt Nam.

Khác với áo dài của người Việt Nam, Hanbok không ôm sát vào người mặc và trải qua một thời gian dài từ khi ra đời, Hanbok ngày nay giữ nguyên kiểu dáng của Hanbok từ thời Chosun. Đặc trưng của trang phục Hanbok là những đường cong thanh thoát, thể hiện sự trường thọ, phú quý, sinh sôi, quyền lực qua màu sắc và hoa văn.

Người Hàn Quốc coi trọng Hanbok như cách mà người Việt tôn trọng tà áo dài truyền thống. Hơn nữa với đặc trưng mang tính nghi lễ cao, Hanbok thể hiện một sự trịnh trọng, lịch sự đặc biệt trong đời sống hiện đại cho người mặc nó.

Tà áo dài Việt Nam tung bay trên nền nhạc của các ca khúc truyền thống 

Tại chương trình, những bộ sưu tập Áo dài Việt Nam và Hanbok Hàn Quốc với rất nhiều kiểu dáng, sắc màu  được lần lượt giới thiệu đến người xem. Đan xen màn trình diễn là các ca khúc nổi tiếng của hai đất nước được các ca sĩ trình bày như đưa người xem đắm chìm vào không gian sang trọng những đầy sôi động, hội nhập.

Theo ban tổ chức, thông qua chương trình này mong muốn giới thiệu những nét đẹp trong trang phục truyền thống của mỗi nước và thúc dẩy giao lưu văn hóa hơn nữa giữa Việt Nam và Hàn Quốc – hai nước vốn có nhiều nét tương đồng về văn hóa và lịch sử.

*Trước đó, chiều cùng ngày triển lãm ảnh với chủ đề “Áo dài đương đại – Ba miền hội tụ” đã khai mạc tại không gian đình Kim Long (phường Kim Long, TP. Huế). Triển lãm trưng bày 30 tác phẩm nhiếp ảnh của 15 tác giả về hình ảnh các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ ba miền đất nước Việt Nam.

Một góc trưng bày các tác phẩm 

Trong khuôn khổ buổi triển lãm, người dân và du khách cũng được chiêm ngưỡng phần trình diễn thời trang áo dài trích đoạn các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ văn hóa làng nghề xứ Huế của các nhà thiết kế Nguyễn Trí Long, Urban sketcher Hà Nội, Viết Bảo và Về Miền Hương Ngự Agency.

Triển lãm kéo dài đến hết 30/6.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa
Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024

Tối 4/10 tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài", nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài dân tộc như một sản phẩm du lịch độc đáo.

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024
Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định công nhận “Tri thức may, mặc áo dài Huế” của tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực thúc đẩy Hiệp hội May mặc Thừa Thiên Huế triển khai hoạt động đưa áo dài ngũ thân vào trường học.

Đưa áo dài ngũ thân vào học đường

TIN MỚI

Return to top