ClockThứ Sáu, 07/07/2023 11:01

“Cùng” nhà Nguyễn xem lịch

Tái hiện Lễ Ban Sóc triều Nguyễn

Khâm Thiên Giám ­- cơ quan chuyên quan sát, chiêm nghiệm thiên văn, dự báo thời tiết, làm lịch, báo giờ để định mùa vụ cho dân, được nhà Nguyễn xây dựng từ thời vua Gia Long. Qua hơn 100 năm tồn tại, Khâm Thiên Giám gần như bị xuống cấp trầm trọng, nhưng bên trong khu vực gian phòng chính vẫn còn sót lại bức tường lớn vẽ hình các chòm sao được chú thích bằng chữ Hán khá rõ. Chính giữa bức tường là hình vẽ các vì tinh tú theo dạng “bát quái đồ” quý giá. Và Quan Tượng Đài – công trình được xây dựng vào thời vua Minh Mạng để quan sát thiên tượng và là công trình dạng đài thiên văn thứ hai được biết đến trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam, nay duy nhất còn lại dấu tích.

Thừa Thiên Huế Cuối tuần xin giới thiệu chùm ảnh của tác giả Bảo Minh, vừa hiểu thêm về cách xem lịch của nhà Nguyễn xưa, vừa thêm một lần lan tỏa “thông điệp xanh” - trân quý những hoạt động bảo vệ môi trường, nguyện cho mưa thuận gió hòa.

leftcenterrightdel
 Quan Tượng Đài
leftcenterrightdel
Trạm đo mưa tự động tại Quan Tượng Đài 
leftcenterrightdel
 Lễ Ban Sóc - lễ phát lịch của triều Nguyễn xưa được tái hiện sân khấu hóa tại Ngọ Môn
leftcenterrightdel
 Bản đồ sao tại Khâm Thiên Giám
leftcenterrightdel
 Bìa Ngự lịch thời Nguyễn (1802 - 1945)
leftcenterrightdel
 Lịch ngày nay tại lễ Ban Sóc

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ Ban Sóc mở màn Festival Huế 2024

Sáng 1/1, tại cửa Ngọ Môn, Ban Tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Chương trình công bố Festival Huế 2024 và lễ hội đầu tiên của năm - Sân khấu hóa tái hiện lễ Ban Sóc triều Nguyễn. ​

Lễ Ban Sóc mở màn Festival Huế 2024
Ban Sóc, từ lễ tết Cung đình đến khai hội Festival Huế

Sau 180 năm, Tân Sửu - 2021, lễ Ban Sóc ( lễ phát lịch) triều Nguyễn được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa. Lại một năm qua đi, đây là giờ phút hồi hộp đón chờ năm mới với lễ Ban Sóc, lễ hội đầu tiên của Festival Huế 2024.

Ban Sóc, từ lễ tết Cung đình đến khai hội Festival Huế
Giá trị di sản văn hóa triều Nguyễn

Đó là chủ đề hội thảo do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức sáng 31/10 tại TP. Huế với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu.

Giá trị di sản văn hóa triều Nguyễn
Hồi sinh di sản: Hổ quyền ở Huế thời Nguyễn

Trên dải đất phía Nam Hoành sơn, uy lực Bà Mẹ xứ sở bao trùm từ núi đến biển, quản hạt cả lãnh thổ lẫn lãnh hải, khác hẳn ông Thành hoàng ở Bắc bộ. Miền rừng núi nổi danh chúa sơn lâm ông Thiêng - hổ, nên cạnh miếu bà thường có am ông hổ, và Ông Hổ cũng thường xuất hiện trên bình phong của miếu Bà. Hổ được đứng vào hàng 12 con giáp với bản lĩnh cương cường. Dân gian rất ý vị khi bổ sung, khắc chế vị tiểu hổ - Mèo/ Mão đầy uyển chuyển và hiệu quả, đứng sát nhau (Dần - Mão), đặc biệt là hắc tinh của Tý/Chuột để bảo vệ mùa màng cho người nông dân.

Hồi sinh di sản Hổ quyền ở Huế thời Nguyễn
Nghe mưa rơi từ Quan Tượng đài

Không nhiều người để ý mùa đông xứ Huế năm nay có một sự kiện khá đặc biệt: Lần đầu tiên các bản tin cập nhật về lượng mưa của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có một địa danh rất lạ là “Quan Tượng đài” trong Hoàng thành Huế. Ba chữ “Quan Tượng đài” đọc lên trong một ngày mưa dầm nghe cứ bâng khuâng mừng tủi như cố nhân lâu lắm mới gặp.

Nghe mưa rơi từ Quan Tượng đài
Return to top