ClockThứ Ba, 31/10/2023 16:28

Giá trị di sản văn hóa triều Nguyễn

TTH.VN - Đó là chủ đề hội thảo do Hội Khoa học Lịch sử tỉnh tổ chức sáng 31/10 tại TP. Huế với sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu.

Đổi mới, phát triển vì đoàn viên, người lao động, xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế giàu đẹp, văn minhKỷ niệm 100 năm Musée Khải Định-Bảo tàng Cổ vật Cung đình HuếTìm hướng bảo tồn, xây dựng không gian cho phố cổ Gia Hội

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội thảo 

Đến dự có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.

Theo TS. Phan Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế đã có lịch sử lâu đời, đặc biệt hơn 700 năm hình thành và phát triển. Kể từ năm 1306, đây là nơi hội tụ, giao lưu, tiếp biến văn hóa lâu đời từ phương Bắc di cư vào, tiếp thu một số yếu tố văn hóa phương Nam bản địa, văn hóa Champa để tạo nên một bản sắc văn hóa riêng - văn hóa Huế.

Đạt được đỉnh cao đó, vùng đất này đã trải qua một quá trình lâu dài hình thành và phát triển, đặc biệt là thời các chúa Nguyễn, Tây Sơn và triều Nguyễn. Các thế hệ đi trước đã để lại một di sản văn hóa vô cùng đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, mà ngày nay các giá trị đã được thế giới tôn vinh và công nhận.

 Toàn cảnh hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày các tham luận xoay quanh hai nội dung chính, đó là di sản văn hóa thời Nguyễn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thời Nguyễn. Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến giá trị tiêu biểu của văn hóa thời Nguyễn, ảnh hưởng của văn hóa thời Nguyễn đến con người Huế, phát huy giá trị to lớn của văn hóa Huế để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa thời Nguyễn đối với quá trình hội nhập và phát triển…cũng được các đại biểu thảo luận.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Return to top