ClockThứ Hai, 13/02/2017 13:31

Hạnh phúc khi các cháu được đến trường

TTH - Những ngày đầu xuân, cô Cẩm Hương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc hồ hởi: Đầu năm, chị về với giáo dục Khu Ba đi, nhiều cái hay lắm.

Trong giờ ăn của các cháu bán trú

Điểm đến là Trường mầm non Hương Mai thuộc xã Vinh Hưng. Lê Thị Hoài Nam, Hiệu trưởng cho biết, trường hiện tổ chức được 3 cụm (trong đó, có 1 cụm thuộc Giáo xứ Phường Tây) với 100% trẻ bán trú. Để thu hút trẻ bán trú ở nông thôn không phải chuyện dễ, với các cháu ở đây, trước tiên là đầu tư chất lượng dinh dưỡng sau đó là chăm sóc vệ sinh tốt. Trẻ tăng cân, sạch sẽ, phụ huynh tin tưởng nên mô hình bán trú phát triển.

Nếu ở thành phố nhu cầu gửi trẻ là bức bách thì ở nông thôn việc thu hút trẻ đến trường, nhất là để tổ chức bán trú lại khó vì hầu hết các gia đình trẻ sống chung trong gia đình lớn theo mô hình “tam đại đồng đường”, cháu thường giao cho ông, bà hoặc anh, chị chăm sóc tại nhà. Vì vậy, muốn thu hút trẻ thì phải để người dân thấy con cái họ được chăm sóc tốt hơn ở nhà như thế nào và muốn vậy, phải có cách làm hiệu quả. Các cô giáo ở đây đã vận động phụ huynh cho trẻ uống sữa phòng chống suy dinh dưỡng (4.000đ/ngày); trẻ nghèo, cháu suy dinh dưỡng được hỗ trợ sữa hay thực phẩm suy dinh dưỡng, như dầu, thuốc bổ, đồ ăn sáng… Nhà trường còn đầu tư xây dựng vườn rau sạch để có sản phẩm sạch cho bữa ăn của trẻ; các loại thực phẩm như bí đỏ, mướp, cải, rau dền, rau ngót, cà chua... dùng trong bếp ăn luôn có nguồn gốc đảm bảo. Trẻ thường xuyên được cân đo, chấm biểu đồ theo dõi sức khoẻ để cô nuôi phát hiện kịp thời trẻ bị suy dinh dưỡng nhằm có biện pháp nhằm chăm sóc tốt hơn.

Là một đơn vị đi đầu trong thực hiện chương trình giáo dục mới của huyện, bằng nhiều nguồn, chủ yếu là vận động xã hội hoá, Trường mầm non Hương Mai liên tục đầu tư trang thiết bị cho các lớp cũng như chủ động tạo điều kiện cho giáo viên đi tập huấn, dự giờ, tham quan học tập ở các trường trọng điểm để rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Trong năm học, trường xây dựng kế hoạch lồng ghép chuyên đề phát triển vận động (PTVĐ) vào các hoạt động hàng ngày của trẻ và đã phát huy hiệu quả; tổ chức tốt hội thi điểm toàn huyện về “Đồ dùng, đồ chơi tự làm” cho chuyên đề PTVĐ với 4 nhóm khối  tham gia. Qua đó, huy động được phụ huynh ủng hộ công sức và vật chất, cho ra nhiều đồ dùng, đồ chơi có giá trị ước tính trên 200 triệu đồng.

Cô Nam cho biết, trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, nhà trường vận động Hội Phụ huynh và CBNV trồng được hơn 300 cây xanh ở sân trường, đến nay đã tạo được bóng mát. Trường lớp, sân chơi, vườn trường xanh đẹp hơn, các bếp ăn được tu sửa thêm để đảm an toàn cho trẻ và an toàn thực phẩm.

“Năm học 2015 - 2016, trường vận động từ phụ huynh và mạnh thường quân được 40 triệu đồng tổ chức hội thi đồ dùng, đồ chơi và quét vôi cơ sở Phụng Chánh, ủng hộ kinh phí mua 40 giường cho trẻ trị giá 20 triệu đồng và tiền quà cho cháu trong các ngày hội, ngày lễ”, cô Nam kể và “khoe” trường còn được mạnh thường quân Nguyễn Ty hỗ trợ 12 máy quạt trị giá 3,6 triệu đồng. Ban phụ huynh tự đi vận động quỹ phát thưởng cho hội thi được 2,3 triệu đồng. Các hội từ thiện hỗ trợ từ sữa đậu nành, sữa bột, tiền ăn cháo buổi sáng cho cháu suy dinh dưỡng; hỗ trợ tiền ca trưa cho cán bộ giáo viên, tiền ăn cho trẻ ở cụm chính… mỗi năm lên đến trên 150 triệu đồng.

“Tập thể trường làm bằng tất cả sự cố gắng để đem đến cho trẻ một môi trường giáo dục ưu việt nhất. Qua công việc, trường tạo ra sự hoà thuận đoàn kết trong cộng đồng giáo dục bậc học. Trong xã có điểm mầm non tôn giáo, giáo dân cũng rất tin tưởng và ủng hộ, vì thế tỷ lệ trẻ tiền phổ thông đến với trường chính luôn đạt 100%”- cô Nam cho biết.

Năm học này, Trường mầm non Hương Mai huy động ra lớp 324 cháu, tăng 5,6% so với năm học trước. Ngoài ra, còn đón thêm 26 cháu ở xã bên đến học, trường đang tích cực phấn đấu để đạt chuẩn quốc gia. Với các cô giáo ở đây, hạnh phúc là khi các cháu được đến trường.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghĩ về hạnh phúc

Trước đây, có thời gian kéo dài hàng năm trời, chị là nô lệ của thói quen xem lén điện thoại của chồng, bắt đầu từ khi chị bắt gặp anh nhắn tin thân mật với một nữ đồng nghiệp.

Nghĩ về hạnh phúc
Bâng khuâng tháng Ba

Khi những cánh hoa đào vừa kịp rụng, rũ bỏ hết hương xuân còn bịn rịn, từng chùm quả nhỏ li ti bắt đầu có hình hài, cũng là lúc tháng Ba ngập ngừng về qua ngõ. Không ồn ào, không rộn rã, cứ thế mà nhẹ nhàng bước sang.

Bâng khuâng tháng Ba
Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3): Hạnh phúc cho mọi người

Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Ngày quốc tế hạnh phúc 20 3  Hạnh phúc cho mọi người
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Return to top