ClockChủ Nhật, 22/11/2020 06:49

Hộ kinh doanh không muốn “lên đời” doanh nghiệp

TTH - Tại Thừa Thiên Huế, nhiều hộ kinh doanh cá thể (HKDCT) mặc dù có đủ cơ hội, lợi thế để phát triển thành doanh nghiệp (DN), song họ lại không mặn mà.

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Hàng loạt các chính sách cải cách về thủ tục hành chính được Nhà nước, tỉnh triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp

Lo phiền hà, ngại “lớn”

Sau 15 năm sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất (CSSX) Trà cung đình Đức Phượng “ăn nên làm ra” với doanh thu mỗi năm trên 10 tỷ đồng, đóng góp ngân sách trên 400 triệu đồng tiền thuế/năm. Kinh doanh lớn, làm ăn phát triển tốt, chủ CSSX Trà Cung đình Đức Phượng - ông Nguyễn Văn Phượng cho biết lý do “chưa lên DN vì nhiều yếu tố”.

Thứ nhất là thương hiệu. Khách tìm tới mua vẫn muốn đến cơ sở làm thủ công hơn là công ty sản xuất bằng máy móc. Ngoài ra, do mình thu mua hàng cho nông dân không có hoá đơn chứng từ nên không cân đối đầu vào được. “Nói chung thành lập DN dễ nhưng sau mới vất vả. Các đoàn thanh, kiểm tra liên tục, thời gian đâu để làm việc, tiếp đón. Vì vậy, qua tìm hiểu về thủ tục cũng muốn “lên”, nhưng thú thật, nhu cầu của mình chưa cao, kinh doanh vẫn thuận lợi, đóng thuế đầy đủ, thậm chí nộp thuế Nhà nước cao hơn nhiều DN nên chúng tôi quyết định vẫn sản xuất theo mô hình HKDCT”, ông Phượng thẳng thắn.

Một số HKDCT khác khi được hỏi cũng nhìn nhận, họ “ngại” chuyển sang mô hình DN vì chi phí quá nhiều, phải thay đổi chế độ kế toán từ thuế khoán lên tự khai, tự nộp, tự in và sử dụng hoá đơn. Bên cạnh đó, cách thức quản lý sổ sách thay đổi đòi hỏi HKDCT phải thuê nhân lực, xây dựng hệ thống quản trị… làm gia tăng chi phí.

Chị Tâm, chủ cơ sở kinh doanh giải trí, ăn uống tại thành phố Huế bày tỏ, một số hộ kinh doanh cũng có nguyện vọng làm ăn lớn, mở rộng quy mô, kinh doanh chuyên nghiệp hơn, nhưng lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản trị trong giai đoạn hội nhập hiện nay. “Điều này khiến nhiều chủ cơ sở thiếu tự tin, chấp nhận “nằm im” để kinh doanh an toàn”.

Theo bà Lê Thị Hồng Mai, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), vướng mắc lớn nhất khiến HKDCT chưa muốn lên DN là thuế.

“Khi là HKD thì quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách đơn giản. Nhưng lên DN, phải có kế toán để kê khai thuế. Sau 2-3 năm lên DN, cơ quan thuế sẽ về kiểm tra, nếu kê khai sai, sẽ bị truy thu. Đồng thời, DN phải báo cáo có bao nhiêu lao động, phải đóng BHXH… Vì những thủ tục này, nhiều HKD thấy phức tạp nên chưa mặn mà”, bà Mai nói.

Hiện, rất nhiều trung tâm về đào tạo hay các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản, giải trí, vật liệu xây dựng… có quy mô rất lớn nhưng không muốn đăng ký thành lập DN. Không riêng Thừa Thiên Huế, đây là thực trạng chung của cả nước từ nhiều năm nay.

“Như ở Trung tâm Nha khoa Nụ cười Việt, lao động rất nhiều, họ đã từng chuyển lên DN, nhưng do mất quá nhiều thời gian cho các đợt thanh, kiểm tra, làm ảnh hưởng đến chuyên môn nên đơn vị này đã xin chuyển xuống lại hộ KD”, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh Lê Thị Hồng Mai thông tin.

Tạo thuận lợi tối đa

Để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho HKDCT chuyển đổi thành DN, Nhà nước, tỉnh đã nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu tiên. Chính phủ cũng đưa ra hàng loạt các chính sách nhằm gỡ bỏ những rào cản đang “ngáng chân” cộng đồng DN trong hoạt động SXKD.

Sở KH&ĐT đã có những hoạt động tích cực, như phối hợp với Cục Thuế tỉnh về các địa phương tuyên truyền, vận động các HKD. Đồng thời, UBND các huyện, thị, thành phố cũng tuyên truyền, khuyến khích HKDCT tại địa bàn thành lập DN. Tuy vậy, kết quả khá khiêm tốn. Năm 2019, toàn tỉnh có 25 HKD chuyển đổi lên DN. Kế hoạch năm 2020 đặt mục tiêu vận động 150 hộ cá thể nhưng đến thời điểm này, mới có 24 HKD “lên đời” DN thành công.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ DN thuộc Sở KH&ĐT, ông Trần Ngự Bình cho hay, theo quy định của Luật DN, HKD bị hạn chế về đầu tư KD nhiều hơn so với các loại hình DN khác. Cụ thể, HKD chỉ được sử dụng dưới 10 lao động thường xuyên; chỉ được đăng ký tại một địa điểm chứ không được thành lập chi nhánh hoặc cơ sở mới để mở rộng quảng bá tại nơi khác. Đây là rào cản khi cơ sở KD đến thời kỳ phát triển, mở rộng. Bên cạnh đó, HKD đi vay tín dụng, thực hiện giao dịch cũng khó hơn so với DN có tư cách pháp nhân… “Một yếu tố rất quan trọng là các chính sách ưu đãi của Nhà nước, tỉnh thì hầu hết đề cập đến DN, nếu là HKDCT thì sẽ không được hưởng các chính sách này”, ông Bình cho hay.

Thực tế, khi HKD chuyển sang DN sẽ hưởng nhiều lợi thế, như: miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN lần đầu; miễn giảm thuế thu nhập DN có thời hạn theo quy định; miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; miễn lệ phí đăng ký DN và phí cung cấp thông tin DN lần đầu; được hỗ trợ chi phí kế toán trong vòng 3 năm; hỗ trợ 1 năm sử dụng chữ ký số và hoá đơn điện tử (chỉ riêng Thừa Thiên Huế triển khai). Từ hộ KD lên DN vẫn sẽ được duy trì thương hiệu, không phải đăng ký thương hiệu; được giúp hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi, miễn giảm lệ phí đăng ký DN và phí cung cấp thông tin DN lần đầu; ngoài ra, còn nhiều chính sách hỗ trợ khác.

Nếu ngại thủ tục phức tạp, chủ cơ sở, HKDCT chỉ cần đến trung tâm hành chính công của tỉnh, sẽ có bộ phận hỗ trợ hoàn toàn miễn phí “anh chỉ việc đến cung cấp thông tin cho cán bộ tiếp nhận và nhận lại bộ hồ sơ hoàn chỉnh, hoặc gửi mail về để tự kiểm tra, tự in”.

Theo ông Bình, nếu các HKD nắm bắt đầy đủ cơ chế ưu đãi, chính sách hỗ trợ, ưu tiên thì “không còn câu chuyện không mặn mà với việc chuyển đổi” và “lên DN là việc một sớm một mai”. 

Thống kê của Sở KH&ĐT, toàn tỉnh có 41.781 hộ KD, trong đó, thành phố Huế chiếm hơn 50%, với 23.828 hộ. Theo đó, có gần 10 ngàn hộ KD đăng ký vốn từ 100 – 500 triệu đồng; 870 hộ KD đăng ký vốn từ 1-5 tỷ; 18 hộ KD đăng ký vốn từ 5-10 tỷ đồng và 6 hộ đăng ký vốn từ 10-50 tỷ đồng.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top