Giáo dục Tin tức giáo dục
Học các môn khoa học bằng tiếng Anh
TTH - Triển khai 4 năm nay, với từ 2 - 3 tiết trong một học kỳ, những giờ học các môn khoa học (toán, lý, hóa, sinh, tin, địa) bằng tiếng Anh đã đem lại nhiều trải nghiệm thú vị và nâng cao trình độ, kỹ năng cho cả giáo viên và học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học.
Giờ học môn hóa bằng tiếng Anh tại Trường THPT chuyên Quốc Học
Giờ học môn hóa học hoàn toàn bằng tiếng Anh tại lớp 11 chuyên hóa, Trường THPT chuyên Quốc Học sôi nổi với trò chơi khởi động để gợi nhớ từ vựng. Các em học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ, thi đấu với nhau trước những câu hỏi “thuần” từ vựng và đôi khi cả những câu “hack não” bằng tiếng Anh. Theo thầy giáo Võ Anh Tú, giáo viên chuyên hóa, Trường THPT chuyên Quốc Học, đây là cách củng cố lại vốn kiến thức tiếng Anh để khi vào phần bài học, các em học sinh có thể lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
Để chuẩn bị cho một tiết học tiếng Anh như vậy, trước đó, thầy cô giáo đã phải có sự chuẩn bị công phu và kỹ lưỡng. Việc áp dụng tiếng Anh vào giảng dạy môn học đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu các từ vựng chuyên ngành, những cấu trúc câu (tiếng Anh) khoa học, liên quan tới bài học. Để đảm bảo sự phối hợp ăn ý giữa thầy và trò, tránh hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, giáo viên hướng dẫn trước cho học sinh những từ vựng và cấu trúc câu sẽ dùng trong bài học tới.
“Khác với học tiếng Anh trong giờ tiếng Anh, tiếng Anh trong các giờ học khác sẽ đưa học sinh đến “những miền đất” khác, các em có thêm môi trường để tiếp tục rèn luyện các kỹ năng, có trải nghiệm mới trong việc sử dụng tiếng Anh. Bên cạnh ngôn ngữ giao tiếp, học sinh được tiếp cận với tiếng Anh chuyên ngành, đó là cơ hội nâng cao năng lực tiếng Anh của các em”, thầy Võ Anh Tú nói.
Các giáo viên nhận nhiệm vụ giảng dạy các tiết học khoa học bằng tiếng Anh tại Trường THPT chuyên Quốc Học đều đã có trình độ tiếng Anh nhất định với các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge A2, B1 hoặc IELTs từ 6.5 trở lên. Việc dạy và học không chỉ là truyền kiến thức một chiều, mà còn là sự trao đổi, tương tác giữa giáo viên và học sinh, đòi hỏi cả hai bên có trình độ ngoại ngữ và luôn phải trau dồi thêm.
Dạy học bằng tiếng Anh đòi hỏi giáo viên tự học hỏi cách thức tiếp cận và giải thích kiến thức môn khoa học theo phong cách của tài liệu nước ngoài. Theo đó, giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để kích thích khả năng tư duy của học sinh, hay trong các giờ thí nghiệm thực hành, học sinh được giáo viên nước ngoài khuyến khích tư duy độc lập, sáng tạo và tự làm thí nghiệm để nhớ sâu kiến thức vừa học.
Theo thầy Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học, việc dạy tiếng Anh sẽ làm tiền đề để phát triển tiềm lực khoa học sau này của học sinh, đồng thời, không chỉ mang lại những lợi ích cho học sinh và giáo viên của trường, mà trong thời kỳ hội nhập, trường cũng có thể tiến tới nhận trao đổi học sinh với các trường quốc tế kết nghĩa.
Việc dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh sẽ thực hiện được mục tiêu kép, đó là tăng năng lực sử dụng tiếng Anh của giáo viên và học sinh, đồng thời phục vụ việc tiếp cận với chương trình và cách học tiên tiến. Tuy nhiên, theo các thầy cô giáo, vấn đề đặt ra là phương pháp dạy học này chưa có một chương trình cụ thể hay chính thức nào. Điều đó sẽ làm khó cho giáo viên trong việc soạn giáo án, chuẩn bị nội dung bài học. Vậy nên, các giáo viên đề xuất cần có nhiều hơn nữa những chương trình tập huấn và các hướng dẫn cụ thể cho giáo viên để tránh bị “lạc” vào “ma trận” của việc dạy học bằng tiếng Anh.
Bài, ảnh: PHƯỚC LY
- Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh (22/05)
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên (22/05)
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng? (21/05)
- Trường đại học Khoa học ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp (21/05)
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng (21/05)
- Lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT đến cấp huyện: Chủ động xử lý trường hợp phát sinh (21/05)
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường (21/05)
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm (21/05)
-
Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
- Giáo dục thể chất trong trường học: Không thể xem nhẹ
- Cần tìm hướng đi mới trong tuyển sinh ngành nghệ thuật, du lịch
- Đội tuyển toán có 100% học sinh đoạt giải quốc gia
-
Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Linh hoạt, thích ứng
- Tháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
- Trường đại học Sư phạm triển khai tốt công tác bồi dưỡng giáo viên
- Không để các em ngại nói tiếng Việt
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- Trao thưởng cho học sinh đoạt giải quốc gia năm học 2021-2022
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Đoàn Trường đại học Nông Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa