ClockThứ Sáu, 20/06/2014 12:57

Học nghề từ nhà báo Phan Minh Châu

TTH - Nhà báo Phan Minh Châu rời báo Thừa Thiên Huế chưa đến ba mùa xuân lại ra đi đúng cách đây gần một năm. Với tôi, nhà báo Phan Minh Châu là một người thầy, một đồng nghiệp và là một người cậu thân thiết.

Ông ra đi ở cái tuổi 63. Ông sống giản dị hiền từ; bởi thế bạn bè bảo ông là “ông bụt” giữa đời thường. Ông là một người được đào tạo bài bản từ ngành sư phạm Toán rồi sang đại học báo chí. Thời ông trở thành giáo viên hay nhà báo là ước mơ và hãnh diện lắm. Làng Thần Phù, Thủy Châu quê ông thời ấy diện như ông chỉ đếm được vài người.

 

Thời bao cấp, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, sắn lát bo bo thay cơm trong những bữa ăn của mọi nhà. Lúc ấy, tôi bắt đầu vào bậc tiểu học. Thỉnh thoảng ông ghé thăm nhà tôi. Hình ảnh thân quen trong thời gian ấy là chiếc xe đạp nhàng, cùng cái bia - rết móc ở bên vai. Bước vào nhà, mẹ tôi thường chào ông bằng một câu thân quen đến bây giờ cứ vẳng vẳng bên tai tôi: “Em mới về hả Bồi”? Bồi là tên gọi ở nhà của ông.

Tôi bước vào cấp THCS, bắt đầu biết nghề báo mà ông đang theo. Có lần tôi hỏi “Làm nghề báo sướng không ông”? “Nghề gì cũng có sướng có khổ”, ông nói. Rồi ông dành thời gian làm vừa lòng đứa trẻ mà tôi nhớ rõ lời ông nói, nghề báo làm nghề đặc thù đi nhiều, nhưng được giao lưu, quan hệ với nhiều đối tượng. Làm nghề báo phải cần tính nhanh nhạy, cẩn trọng.

Duyên phận đưa đẩy, tôi vào cơ quan báo Thừa Thiên Huế vào đầu năm 2000. Chính ông là người đầu tiên dạy nghề và truyền lửa cho tôi vì tôi học ngành ngoại ngữ. Hồi đó, ông là Thư ký tòa soạn vừa chuyển sang làm Trưởng phòng Nội chính Bạn đọc, căn phòng nằm một góc trái trong trụ sở cũ, tuềnh toàng. Ông bắt đầu hướng dẫn cho tôi thế nào là cách viết tin, viết bài. Bài tôi viết ra, ông chỉnh sửa 2 - 3 lần. Ông và tôi hai người đối diện như đánh đô-mi-nô để rọi từng chữ xem tin, bài của tôi sai thiếu, chưa đạt phần nào. Ông động viên: “Không nản, cố lên. Cái gì mới đầu cũng khó nhưng làm dần rồi quen”. Ghi nhận, tôi miệt mài tìm hiểu sách báo, cộng thêm sự học hỏi từ các đồng nghiệp.

Một khó khăn nữa là bí quyết làm nghề khi quan tâm viết vấn đề tiêu cực xã hội. Hồi ấy, nắm một đề tài điều tra, phản ánh tiêu cực ở một đơn vị, hay địa phương là tôi “hoang mang” thực sự. Tuy nhiên mỗi lần như vậy, tôi gõ cửa phòng ông để nhờ tư vấn, tích lũy kinh nghiệm. Nghề báo, nghề viết lách chính là áp dụng trong dạng bài này. Trước hết, phải nhận định sự việc, sự kiện, tìm hiểu nhận định thông tin kỹ, chính xác và ghi âm tất cả những lời nói của người trong cuộc. Khi viết, không viết ra hết mà chỉ viết một phần vốn tư liệu mình đã thu thập. Khi bài đăng tải, nếu họ có ý kiến phản bác, mình còn luận cứ, luận điểm để viết tiếp, viết thêm.

Còn nhiều kỹ năng, vốn sống mà ông đã truyền dạy cho tôi vững bước trên đường đời và nghề làm báo. Cách đây mấy hôm về quê, ghé thăm nghĩa trang Thạch An, Thủy Châu thấy khuôn viên nơi ông nằm được xây lăng tử tế. Mới đó mà nhanh quá. Cảm ơn những lời dạy của ông đã nâng bước cho tôi những năm tháng đầu tiên vào nghề.

Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top