ClockThứ Sáu, 21/09/2018 09:46

Kể chuyện dòng sông bằng tranh giấy

TTH - Hình ảnh những con thuyền lênh đênh, mái chèo khua trên nước và cuộc sống lam lũ của cư dân vạn đò đã đi vào nhiều thước phim, bức ảnh. Những khoảnh khắc ấy vừa được thể hiện lại trên tranh giấy với chất liệu màu nước của Dương Nguyên Hoài Nam.

“Cảm ơn dòng Hương”

Mưu sinh

Dương Nguyên Hoài Nam hiện là sinh viên năm thứ tư, Khoa Hội họa của Trường đại học Nghệ thuật Huế. Là một sinh viên học về chuyên ngành nghệ thuật, từ những chuyến đi tìm nguồn cảm hứng, Hoài Nam đã bắt gặp gương mặt dễ thương của một cậu bé miền sông nước lay động đến trái tim mình. Anh quyết tâm tìm hiểu và thực hiện thêm nhiều bức tranh ở nơi đây. Bộ tranh “Chuyện dòng sông” vì thế mà ra đời. Địa điểm nơi anh lên ý tưởng là dòng sông Hương thơ mộng, nơi vẫn còn nhiều mảnh đời mưu sinh với nghề giăng lưới, đánh cá.

Bắt gặp dáng người con ngồi đầu mũi thuyền, anh trăn trở: Đằng sau ánh đèn nhấp nhoáng của phố thị là những đứa trẻ có tuổi thơ không đủ đầy. Chúng chẳng được đến trường chẳng có không gian vui chơi, rồi tương lai chúng sẽ ra sao hay vẫn luẩn quẩn như bố mẹ chúng?

Để thực hiện ý tưởng của mình, Nam đã dày công suy nghĩ, mất khá nhiều thời gian lên bố cục, cách thức thể hiện sao cho phù hợp với thông điệp muốn chuyển tải. Và khi bắt tay vào thực hiện, mỗi bức tranh của anh đã cơ bản hoàn thành vỏn vẹn có hai ngày.

Xem tranh, từng chi tiết chân thực qua từng nét vẽ, cách phối màu của anh khiến cho ta nhìn ngay được những khoảnh khắc lam lũ của người dân nơi đây. Điều ấn tượng nhất chính là, nét mặt của những con người, sự hồn nhiên vô tư của đứa trẻ, nỗi mệt nhọc của kẻ mưu sinh và cả nỗi lo lắng trĩu nặng trong đôi mắt họ.

“Chuyện dòng sông” không chỉ là câu chuyện của riêng ai mà là cả vấn đề của xã hội. Khi nhịp sống đô thị hối hả, bao nhiêu rác, nước thải được xả ra dòng sông một cách bừa bãi. Nguồn thủy sản dần cạn kiệt, mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng. Và những trăn trở về phận người, mưu sinh trên sông nước...

Là một người làm nghệ thuật, anh mong muốn chuyển tải những thông điệp ý nghĩa giá trị trong cuộc sống đến với người xem. Ngoài việc hy vọng người dân vạn đò có cuộc sống, thu nhập ổn định, anh còn mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ, gìn giữ sạch sẽ, trong trẻo vốn có của dòng Hương. Dự định ấp ủ hoàn thành những khoảnh khắc ở đây của anh sẽ được thực hiện tiếp và sẽ có một buổi triển lãm mang tên “Chuyện dòng sông”.

Lâm Trúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Cổ ngọc kể chuyện trăm năm

Những món cổ ngọc quý hiếm được chế tác điêu luyện nằm trong bộ sưu tập của nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn lần đầu tiên được trưng bày, giới thiệu đến công chúng khiến mọi người ngỡ ngàng, thích thú. Nhiều món đồ trong số đó, theo lời của chủ nhân, được thừa hưởng lại từ gia đình, một phần được ông cất công sưu tập từ hàng chục năm theo đuổi niềm đam mê cổ vật.

Cổ ngọc kể chuyện trăm năm
Ruộng lúa kể chuyện nghệ thuật

Một ruộng lúa được gieo trên cánh đồng kể lại câu chuyện lịch sử, sự hàn gắn nỗi đau quá khứ và nhắc nhở người trẻ về sự quan trọng của lương thực trong đời sống hiện đại. Quá trình từ khi gieo sạ cho đến thu gặt đã được các nghệ sĩ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật bằng video art trên nền âm nhạc đồng quê.

Ruộng lúa kể chuyện nghệ thuật
Biến giấy loại thành... tranh

Tạo nên sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường, workshop làm tranh bằng giấy tái chế do các họa sĩ trẻ Nhà Cuội sáng tạo đã mở ra thêm hoạt động trải nghiệm thú vị và ý nghĩa cho các bạn nhỏ trong mùa hè này.

Biến giấy loại thành  tranh
Kể chuyện di sản trên nền áo dài

Những công trình kiến trúc cổ kính, những cây cầu gắn liền với lịch sử vùng đất Cố đô, những điệu múa cung đình truyền thống, hay đơn giản là chiếc thuyền rồng, hoa đăng… đã được các em nhỏ đặc tả một cách hồn nhiên mà duyên dáng, tỉ mỉ nhưng vô cùng ngộ nghĩnh trên tà áo dài.

Kể chuyện di sản trên nền áo dài

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top