ClockThứ Sáu, 04/11/2016 13:51

Khắc phục sạt lở sau mưa lớn

TTH - Mưa lớn vùng thượng nguồn A Lưới, Nam Đông những ngày qua làm nhiều tuyến đường sạt lở, chia cắt và một số nhà dân bị sập. Sáng 3/11, các địa phương huy động lực lượng, nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả mưa lũ.

Điều tiết lũ, giảm ngập cho vùng hạ duMưa lũ khiến nhiều đoạn đường ngập nặng, nhà dân cô lậpKhông có chuyện thủy điện xả lũ

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, mưa lớn làm tuyến đường Hồ Chí Minh qua đèo Peke (thôn 1, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới) sạt lở khoảng 1.200m3 đất đá. Đoạn qua xã A Roàng cũng bị sạt lở lượng lớn đất đá gây ách tắc giao thông cục bộ tại đây.

Ngành giao thông khắc phục sự cố trên tuyến đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 49

Chi cục Quản lý đường bộ 2.6 thông tin, từ chiều tối 2/11, ngành giao thông cùng các địa phương điều động phương tiện, lực lượng xử lý, giải tỏa hàng nghìn m2 đất đá, đến sáng 3/11 đã thông tuyến bước một. Riêng tuyến Quốc lộ 49 bị sạt lở taluy dương 3 điểm với khối lượng hơn 1.000m3, Công ty CP Quản lý và Xây dựng đường bộ Thừa Thiên Huế huy động lực lượng, phương tiện khắc phục sạt lở, đến sáng 3/11 đảm bảo thông xe.

Mưa lớn làm sạt lở taluy dương tuyến Tỉnh lộ14B qua địa bàn huyện Nam Đông, làm hàng trăm m3 đất, cát tràn mặt đường gây ách tắc cục bộ tại km16+600, km16+900 và km17+400. Ông Nguyễn Đức Luyện, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Đường bộ I cho biết, ngay sau khi xảy ra tình trạng sạt lở gây ách tắc cục bộ, Xí nghiệp Đường bộ 103 (thuộc Công ty cổ phần Đường bộ I) phối hợp với các đơn vị liên quan, điều xe múc và xe ủi túc trực, giải tỏa đất đá, thông tuyến.

Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, hiện trên địa bàn huyện vẫn còn mưa nhỏ nên trước mắt, huyện tập trung huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ giúp dân khắc phục, vệ sinh, sửa chữa lại nhà cửa bị ngập, sập đổ để ổn định cuộc sống. Sau khi nước rút, ngành nông nghiệp sẽ chỉ đạo nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, sửa chữa hệ thống nước sạch, tiêu úng tại các cánh đồng rau màu, tránh bị ngập lụt cục bộ. Trên địa bàn huyện, các hộ di dời đều được đưa trở về nhà an toàn. Hiện có hai hộ dân nhà bị sập do lở đất ở xã A Đớt và A Roàng, các địa phương này đã bố trí chỗ ở tạm cho người dân ổn định sinh hoạt trước mắt. Về lâu dài, UBND huyện sẽ lồng ghép, hỗ trợ các chương trình để dựng lại nhà cửa cho người dân.

Theo UBND huyện A Lưới, mưa lũ làm cầu Khe Chai (xã Đông Sơn) sạt lở hai bên mố cầu; cầu A Sáp cùng xã cũng bị trôi gây ảnh hưởng hơn 1.000 hộ dân địa phương. “Tuy nhiên, đây không phải là tuyến cầu đường duy nhất dẫn vào các thôn bản, nên người dân không bị cô lập. Trước mắt, huyện sẽ lên phương án làm cầu tạm cho người dân đi lại”, ông Cường nói.

Người dân địa phương vùng hạ du Phong Điền dọn dẹp nhà cửa sau khi nước rút

Ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới cho biết, thống kê sơ bộ, có 40 ha hoa màu, hồ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn huyện bị ngập sâu, sạt lở bờ bao. Số diện tích bị hư hại tập trung ở 2 địa phương A Đớt và Hương Lâm. Đến nay, nước vẫn chưa rút nên các địa phương chưa có thống kê thiệt hại cụ thể. Sau khi mưa ngớt, nước rút, ngành nông nghiệp sẽ cử cán bộ về cơ sở, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân “cứu” diện tích hoa màu, giảm thiệt hại.

Tại vùng hạ du Phong Điền, sáng 3/11, UBND xã Phong Bình huy động lực lượng cùng người dân dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa giúp người dân thôn định cư Tân Bình. Đây là thôn nằm gần sông Ô Lâu, bị ngập nhẹ trong hai ngày mưa lớn vừa qua. 

Tại Nhà máy thủy điện A Roàng, mưa lớn kéo dài gây sạt lở taluy dương và đất đá tràn vào nhà máy, làm gián đoạn quá trình vận hành phát điện. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh huy động 70 chiến sĩ, nhiều máy móc cơ giới cùng công nhân nhà máy dọn dẹp đất đá, xử lý tình trạng đất bùn tràn vào nhà máy. Ông Nguyễn Thành, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (đơn vị chủ đầu tư nhà máy) cho biết: “Sự cố sạt lở từ một công trình cống nằm ngoài nhà máy làm nước tràn vào, đơn vị huy động 7 máy bơm hút nước và xử lý bùn. Cơ bản đến sáng 3/11, công tác khắc phục đã tiến hành xong. Tình hình sạt lở chỉ ảnh hưởng nhẹ đến nhà máy, không ảnh hưởng đến dân cư vùng hạ du”.

Sáng 3/11, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, đơn vị đã yêu cầu Nhà máy thủy điện Hương Điền và Bình Điền đóng cửa xả tràn, chỉ vận hành điều tiết lũ qua nhà máy với lưu lượng theo kế hoạch phát điện. Theo đó, mực nước và lưu lượng hồ tại thủy điện Bình Điền đạt +78,03m, lưu lượng về hồ 257m3/s, lưu lượng qua tổ máy 61m3/s. Mực nước sông Hương tại Kim Long +1,18m trên báo động I 0,18m. Mực nước tại hồ thủy điện Hương Điền +55,19m, lưu lượng về hồ 426m3/s, lưu lượng qua máy 182m3/s. Mực nước sông Bồ tại trạm Phú Ốc +1,75m, trên báo động I 0,25m.

Hà Nguyên - Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc

Sáng 31/3, chính quyền địa phương các huyện A Lưới, Phong Điền đã huy động lực lượng dân quân địa phương, các ban ngành hỗ trợ người dân khắc phục nhà bị tốc mái.

Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc
Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển

Nhằm ứng phó với tình trạng sạt lở biển về lâu dài, UBND tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các địa phương kiểm tra, khảo sát đề xuất phương án xử lý chống sạt lở và lập chủ trương đầu tư dự án kè chống sạt lở bờ biển khẩn cấp, nhằm từng bước đầu tư khi có nguồn vốn.

Cần nguồn vốn xây kè ứng phó sạt lở biển

TIN MỚI

Return to top