ClockThứ Hai, 12/09/2022 14:58

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cần nỗ lực hơn nữa từ cộng đồng nghề cá

Trong 5 năm qua là quãng thời gian Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng ngành thủy sản Việt Nam nỗ lực điều chỉnh sản xuất và quản lý sản xuất để gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) của Ủy ban châu Âu (EC). Mặc dù vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn cho rằng cần sự nỗ lực hơn nữa của cộng đồng liên quan đến nghề cá.

Hướng tới mục tiêu chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm IUUĐánh bắt xa bờ không “dính thẻ vàng”Thái Lan kêu gọi ASEAN chung tay khắc phục "thẻ vàng" IUUNỗ lực để thực hiện tốt hơn chống khai thác IUUXây dựng nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững

Tàu đánh bắt tại cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền chuẩn bị cho đánh bắt xa bờ. Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN

Chuẩn bị cho kỳ kiểm tra khó khăn

Sau khi cảnh cáo thẻ vàng đối với nghề cá Việt Nam, hàng năm, EC đều thực hiện kiểm tra quá trình thực thi chống khai thác bất hợp pháp của toàn ngành thủy sản Việt Nam. Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chia sẻ thông tin, EC sẽ trở lại kiểm tra tiến trình thực hiện chống khai thác bất hợp pháp của Việt Nam vào tháng 10/2022. Theo đó, các địa phương đều phải chuẩn bị để đón đoàn kiểm tra này, với kỳ vọng đạt yêu cầu và có thể gỡ "thẻ vàng" IUU.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, đoàn công tác của EC chủ yếu kiểm tra bốn nội dung, trong đó gồm khung pháp lý; quản lý giám sát đội tàu; kiểm tra truy xuất nguồn gốc từ lúc tàu xuất bến tới lúc cập cảng về nhà máy và xuất đi; xử phạt vi phạm hành chính của các tỉnh. Theo đó, EC sẽ tới nhiều địa phương và kiểm tra kỹ tại các cảng cá. Tính đến thời điểm hiện tại, các cảng cá đã được các địa phương đầu tư, nhưng hạ tầng chưa đáp ứng các yêu cầu của EC do khá xập xệ. Trong khi đó, nguồn nhân lực tại cảng yếu, không có cán bộ chuyên ngành phù hợp để kiểm soát. Kinh phí các địa phương dành cho kiểm soát yếu, hệ thống máy tính, mạng rất chậm, không đủ.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết thêm, hoạt động đào tạo nhân sự chuyên về kiểm soát chất lượng hiện cũng chưa đáp ứng, mỗi năm chỉ vài người đáp ứng. Trong khi đó, vẫn còn nhiều tàu thậm chí không lắp đặt, bật thiết bị giám sát hành trình, hoặc tháo thiết bị lắp từ tàu này lên các tàu khác để ứng phó trong quá trình khai thác vùng khơi. Để khắc phục những tồn tại này, Tổng cục Thủy sản sẽ họp với Ban Chỉ đạo Quốc gia để kiện toàn hệ thống nhằm hoàn thiện các vẫn đề nêu trên.

Các địa phương cùng nỗ lực

Để chuẩn bị cho cuộc kiểm tra của EC trong tháng 10 tới, các địa phương có biển cũng đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí và hạn chế chưa thể khắc phục trong thời gian sớm nhất, cùng với đó thực hiện các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp của châu Âu. 

Theo thông tin của Tổng cục Thuỷ sản, nếu có địa phương còn vi phạm một trong 4 vấn đề mà EC đề ra trong lần kiểm tra này, nghề cá Việt Nam sẽ đối mặt với thẻ đỏ, đồng nghĩa với các sản phẩm thủy sản đánh bắt, doanh nghiệp xuất khẩu hải sản đánh bắt cũng sẽ bị kiểm tra gắt gao 100%. Nếu xảy ra trường hợp này, thì hệ lụy sẽ rất lớn. Chính vì vậy, các địa phương từ thực hiện tốt các tiêu chí và Luật Thủy sản 2017 đến các địa phương còn xảy ra tàu cá vi phạm chống khai thác bất hợp pháp đến phải nghiêm túc trong thực thi quy định.

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh Bình Thuận vừa ký công văn hỏa tốc gởi các cơ quan chức năng của tỉnh về tăng cường phòng, chống tàu cá Việt Nam đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về IUU, tháo gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC. UBND tỉnh Bình Thuận xác định tuyên truyền là nhiệm vụ căn bản, xuyên suốt để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của ngư dân, giảm thiểu các hành vi khai thác IUU, nhất là không vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài.

UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ngành và chính quyền địa phương vùng biển triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lắp đặt thiết bị giám sát hàng trình (VMS) trên tàu cá theo Nghị quyết số 02 ngày 25/5/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời vận động số chủ tàu cá còn lại chưa lắp đặt thiết bị VMS khẩn trương lắp đặt, đảm bảo hoàn thành 100% tàu cá được lắp đặt thiết bị VMS trong quý III năm nay.

Trà Vinh là một trong 28 tỉnh có biển nên cũng đang rốt ráo kiểm tra, thực hiện chống khai thác bất hợp pháp khẩn trương, để đón đoàn kiểm tra của Ủy ban châu Âu vào tháng tới. Ông Trần Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh cho biết, Sở Nông nghiệp Trà Vinh đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan và chính quyền địa phương triển khai các chỉ thị, công điện của Thủ tướng Chính phủ, Luật Thủy sản 2017… nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.

Tại các bến cảng, các tàu cá xuất, nhập bến được lực lượng chuyên ngành kiểm tra hồ sơ, giấy tờ, cấp giấy xuất, nhập bến, cấp mẫu và hướng dẫn việc ghi chép sổ nhật ký khai thác, nhật ký chuyển tải, báo cáo khai thác. Bên cạnh đó, hướng dẫn việc lắp đặt, bật thiết bị giám sát hành trình… Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá đã thực hiện việc kiểm tra, giám sát với 1.248 lượt tàu rời cảng và 43 lượt cập cảng.

Sở Nông nghiệp Trà Vinh cũng thực hiện 11 cuộc thanh tra chuyên ngành thuỷ sản. Số tổ chức, cá nhân được thanh, kiểm tra là 214 cơ sở, phương tiện. Ban hành 20 quyết định xử phạt vi phạm với số tiền 227 triệu đồng. Trong số đó, lĩnh vực khai thác có 4 cuộc với 179 phương tiện, phát hiện 16 trường họp vi phạm, xử phạt số tiền trên 189 triệu đồng. Đến nay, tỉnh không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm

Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức công bố Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023. Sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đã dành cho phóng viên TTXVN cuộc phỏng vấn nhanh về các kết quả này, cũng như những tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Cải cách thể chế, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm
Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc

Sáng 31/3, chính quyền địa phương các huyện A Lưới, Phong Điền đã huy động lực lượng dân quân địa phương, các ban ngành hỗ trợ người dân khắc phục nhà bị tốc mái.

Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc
A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm

Huyện miền núi A Lưới tập trung triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia và phấn đấu thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước trước năm 2025. Hiện nay, huyện đang tập trung nguồn lực đẩy mạnh công tác xóa nhà tạm, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn.

A Lưới nỗ lực xóa nhà tạm
Return to top