ClockThứ Sáu, 08/10/2021 09:32

Xây dựng nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững

Sau 4 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu cảnh báo "thẻ vàng" đối với nghề cá Việt Nam vào tháng 10/2017, cả ngư dân, doanh nghiệp và Chính phủ đều chung tay, nỗ lực thực hiện tốt các quy định, tiêu chí về khai thác, đánh bắt hợp pháp.

Kiểm soát chặt hoàn thuế giá trị gia tăngNâng sao, tăng lượng sản phẩm OCOPHỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản, thủy sảnĐẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau COVID-19Thu hoạch thủy sản tránh lũ

Cho đến nay, nghề cá Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn trước, cùng hướng tới mục tiêu được gỡ "thẻ vàng" IUU vào cuối năm 2021 này.

Tàu, thuyền neo đậu tại cảng cá Phan Thiết (Bình Thuận). Ảnh tư liệu: Hồng Hiếu/TTXVN

Nghiêm túc thực hiện Luật Thủy sản

Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau gần 4 năm triển khai chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU), phía Ủy ban châu Âu đánh giá cao nỗ lực khắc phục của Việt Nam; đồng thời khẳng định, những quy định, cũng như pháp luật của Việt Nam trong việc quản lý khai thác, đánh bắt xa bờ đã có nhiều tiến bộ, đang đi đúng hướng và đạt được nhiều kết quả tốt.

Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam cơ bản phù hợp với quy định của quốc tế, bảo đảm hướng tới xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế. Việc tổ chức triển khai các quy định liên quan về chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp trong Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã đạt những kết quả đáng kể.

Theo đó, hơn 87% tàu cá có độ dài từ 15 m trở lên được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; 100% tàu cá có chiều dài 24 m trở lên đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; 49 cảng cá được chỉ định trải dài 28 tỉnh thành có biển thực hiện được truy xuất nguồn gốc sản phẩm cá khai thác, đánh bắt, đủ điều kiện cho xác nhận, chứng nhận dần đi vào ổn định, có độ tin cậy cao. Các lô hàng của doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường châu Âu theo yêu cầu đều được kiểm tra kỹ lưỡng.

Từ đầu năm đến nay, các địa phương đã xử phạt hơn 1.500 vụ vi phạm trong việc khai thác, đánh bắt bất hợp pháp với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng; đặc biệt, việc xử phạt vi phạm hành chính được triển khai mạnh mẽ, có chủ tàu vi phạm bị xử phạt ở khung cao nhất là 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Điều này giúp ngăn chặn các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài và có chuyển biến theo chiều hướng tốt, số vụ vi phạm giảm dần trong những năm qua.

Ông Trương Quốc Hoàng, Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên chia sẻ, những năm qua, ngư dân Sông Cầu được Bộ đội biên phòng và lực lượng kiểm ngư cùng chính quyền địa phương phổ biến Luật Thủy sản 2017, quy định pháp luật và khai thác, đánh bắt xa bờ cùng các tiêu chí thu mua hàng hóa của thị trường châu Âu... Do đó, ngư dân đã hiểu rõ phải khai thác đúng quy định thì mới phát triển nghề cá lâu dài.

Không riêng Phú Yên, tại nhiều địa phương có biển, các ngư dân khai thác, đánh bắt xa bờ ngày càng nắm vững quy định, tiêu chí của Luật Thủy sản 2017, nhận thức rõ làm đúng luật thì sẽ được bảo vệ khi xảy ra những rủi ro không lường trước được trên biển.

Ông Trần Văn Công, một ngư dân khai thác, đánh bắt xa bờ hơn 20 năm tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vui vẻ chia sẻ, mặc dù thực hiện các quy định của Luật Thủy sản 2017 là một điều mới, khiến ngư dân phải tìm tòi thông tin để làm tốt hơn trong khai thác, đánh bắt nhưng trong thời gian 4 năm qua, các ngư dân huyện Ninh Hải đã nỗ lực không ngừng để trang bị các thiết bị giám sát hành trình; đặc biệt là không vi phạm vùng biển nước ngoài để đảm bảo an toàn trong khai thác, đánh bắt xa bờ. Thời gian đầu còn nhiều khó khăn, nhưng dần về sau, việc tuân thủ các quy định này đã đi vào nề nếp, không còn trở ngại.

Thực hiện tốt khai thác, đánh bắt xa bờ theo quy định đã dần hiện rõ hơn trong 4 năm qua. Đây chính là chuyển biến đáng mừng của nghề cá Việt Nam, để dần tiến tới xây dựng một nghề cá bền vững.

Phát triển nghề cá bền vững

Quyết tâm gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu của cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cùng với ngư dân đã được thực hiện ráo riết trong 4 năm qua. Điều này cũng đã được Ủy ban IUU của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tuyên truyền trong cộng đồng doanh nghiệp và thực hiện nghiêm túc khi tiến hành thu mua nguyên liệu hải sản từ khai thác. Chính vì vậy, mọi nỗ lực đều hướng đến phát triển một nghề cá bền vững.

Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, ngành thủy sản cần tập trung nguồn lực, triển khai đồng bộ giải pháp ngăn chặn và xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, tăng cường điều tra, xử phạt các vụ vi phạm theo quy định. Đặc biệt, Cảnh sát biển Việt Nam cần tăng cường tuần tra, sử dụng các trang thiết bị hiện đại để phát hiện sớm những tàu cá có dấu hiệu vi phạm; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất bến, nhập bến, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá để theo dõi, ngăn chặn, xử lý các tàu cá vi phạm. Các địa phương có biển phối hợp lẫn nhau để xử lý dứt điểm hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá đi khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài.

Nỗ lực gỡ bỏ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu đối với nghề cá Việt Nam, phấn đấu xây dựng nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phê duyệt Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 theo hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác thủy sản. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trong thời gian tới cần đề cao trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU có trách nhiệm chỉ đạo các bộ, ban, ngành và địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan và UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất bến, cập bến của tàu cá, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Đồng thời, tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, đặc biệt tại các khu vực vùng biển chồng lấn, chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Để đạt mục tiêu đề và xây dựng nghề cá bền vững, ngành thủy sản cần có nhiều đột phá nhưng đảm bảo giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và an toàn xã hội. Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, muốn phát triển nghề cá bền vững, ngành thủy sản việt Nam có kế hoạch giảm sản lượng khai thác từ 3,8 triệu tấn xuống còn 2,8 triệu tấn; giảm số tàu khai thác vùng lộng và vùng ven bờ; khuyến khích phát triển tổ, đội khai thác trên biển, chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác thủy sản để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nghề cá từ khai thác.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top