ClockThứ Sáu, 09/09/2022 10:10

Khẩn trương “xốc” lại các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Trước tình hình số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt, số ca nặng tăng, Bộ Y tế rốt ráo "xốc" lại các biện pháp phòng chống dịch, khuyến cáo mạnh mẽ việc đeo khẩu trang.

Chưa thể lơ là với COVID-19Nhiều tỉnh, thành phố tiêm vaccine COVID-19 xuyên dịp nghỉ lễ60% mẫu giải trình tự gen ca COVID-19 ở các tỉnh phía Bắc nhiễm biến thể BA.5

Đeo khẩu trang nơi công cộng đảm bảo phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN

Số ca mắc tăng vọt

Sau kỳ nghỉ lễ 2/9 vừa qua, số ca mắc mới COVID-19, số ca nặng, số ca tử vong của Việt Nam có dấu hiệu tăng nhanh trở lại.

Nếu trước đó, đã nhiều ngày số ca mắc mới COVID-19 của cả nước giảm chỉ còn dưới 1.500 ca/ngày; thì những ngày gần đây, con số này lại tăng vọt. Đơn cử như ngày 7/9, số ca mắc mới trong ngày vọt lên 3.878, cao nhất trong gần 4 tháng qua. Ngày 6/9, con số này là gần 3.700 ca, ngày 5/9, là 2.161 ca… Đặc biệt, số ca nặng cũng tăng lên, theo thống kê, ngày 7/9 có 150 nặng phải thở oxy, ngày 5/9 con số này là 144 ca…

Những ngày gần đây cả nước cũng liên tục ghi nhận các ca tử vong do COVID-19. Nếu giai đoạn trước đó, nhiều ngày cả nước không ghi nhận ca tử vong do COVID-19, thì gần đây ghi nhận 1- 2 tử vong/ngày.

Theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã có sự xâm nhập của nhiều biến thể phụ của chủng Omicron như: BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, nhất là biến thể phụ BA.5 đang tiến tới chiếm ưu thế trong số các ca mắc.

Kết quả giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm của người bệnh COVID-19 trong tháng 8/2022 của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, có tới 60% số ca COVID-19 nhiễm biến thể BA.5; đã có mẫu nhiễm biến thể BA.2.74, còn lại là mẫu nhiễm biến thể BA.2. Biến thể BA.5 của chủng Omicron được đánh giá có khả năng chống lại các kháng thể cao hơn; những người đã từng mắc COVID-19 trước đó vẫn có khả năng nhiễm biến thể BA.5.

Theo đó, các biến thể phụ có khả năng lây lan nhanh hơn so với biến thể gốc và có thể làm gia tăng số ca mắc trở lại.

Hiện dịch COVID-19 được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới cũng đánh giá, thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Trong khi đó, thời gian qua, người dân đã khá lơi lỏng trong việc phòng dịch do dịch COVID-19 được kiểm soát, vaccine được bao phủ rộng. Tuy nhiên, trước tình hình số ca mắc COVID-19 đang gia tăng nhanh trở lại, Bộ Y tế liên tục đôn đốc, nhắc nhở, khuyến cáo; đồng thời tiếp tục “xốc” lại tinh thần phòng dịch, khẩn trương thắt chặt hơn các biện pháp phòng chống dịch.

Siết chặt hơn các biện pháp phòng dịch

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá: Theo quan sát, đến nay, dù virus SARS-CoV-2 có biến đổi sang chủng nào, nguy cơ lây lan đến đâu, thì cơ chế lây truyền vẫn là qua giọt bắn, qua đường hô hấp là chủ yếu. Vì vậy biện pháp phòng dịch quan trọng nhất vẫn là khẩu trang, sát khuẩn; người dân vẫn nên có ý thức phòng bệnh, tiêm chủng đầy đủ.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại, những ngày gần đây, Bộ Y tế cũng liên tục đưa ra các cảnh báo về nguy cơ bùng phát trở lại của dịch COVID-19; các phương án ứng phó với dịch, đẩy nhanh tiêm chủng phòng bệnh. Đặc biệt các biện pháp phòng dịch đã được siết chặt hơn.

Đặc biệt, Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn sử dụng khẩu trang nơi công cộng, trong đó chỉ rõ một số đối tượng, địa điểm bắt buộc phải đeo khẩu trang. Hướng dẫn này được xây dựng dựa trên cơ chế lây truyền của virus SARS-CoV-2 là lây truyền trực tiếp từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp thông qua giọt bắn.

Theo đó, hiện nhiều người rất chủ quan không thực hiện các biện pháp phòng dịch ở nơi cộng. Trong khi việc sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng là một biện pháp dự phòng cá nhân góp phần làm giảm sự lây lan của dịch COVID-19 trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân nhất là đối tượng nguy cơ cao như người có bệnh lý nền, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người béo phì. Việc giảm lây lan dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, nhất là đối tượng nguy cơ cao như: Người có bệnh lý nền, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch, người béo phì… là những đối tượng dễ bị trở nặng khi mắc COVID-19.

Bộ Y tế cũng vừa xây dựng và phổ thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới gồm: Khẩu trang - Khử khuẩn - Vaccine - Thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân; đây là những biện pháp quan trọng để ứng phó với dịch trong bối cảnh hiện nay.

Đặc biệt, vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; do đó Bộ Y tế đang tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi vaccine cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi; đảm bảo tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả.

Để đảm bảo khâu điều trị khi số bệnh nhân COVID-19 nặng tăng, đảm bảo các phương án, lực lượng, phương tiện, hậu cần đáp ứng cho các kịch bản phòng chống dịch, theo Bộ Y tế, các yếu tố quyết định trong điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 hiện nay là: Đảm bảo oxy y tế, thuốc và trang thiết bị y tế.

Bộ Y tế đã đề nghị các Sở Y tế, Y tế các Bộ - ngành, các Bệnh viện khẩn trương rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, bảo đảm người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất.

Bộ Y tế cũng đã đề nghị các đơn vị phối hợp với bộ phận điều phối oxy y tế của tỉnh, thành phố tổ chức triển khai kế hoạch để bảo đảm cung ứng oxy y tế cho công tác điều trị người bệnh COVID-19 và các bệnh khác trên địa bàn; trong đó cần chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật tại các cơ sở điều trị, lập phương án cung ứng oxy y tế trên địa bàn.

Theo đó, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với dịch COVID-19.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Một công đôi việc

Thời tiết đang chuyển mùa với nóng, lạnh, nồm ẩm đan xen nên nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trên vật nuôi là rất cao. Theo thông tin mới nhất, dịch cúm gia cầm H5N1 đang xuất hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc và phía Nam; cùng với một số dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi vẫn đang tiềm ẩn.

Một công đôi việc
Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh

Trong điều kiện dịch bệnh đang hoành hành thì chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), hữu cơ là hướng đi tất yếu đối với các tổ chức, hộ cá nhân.

Chăn nuôi hữu cơ, an toàn dịch bệnh
Return to top