ClockThứ Bảy, 28/11/2015 14:09

Không có tình trạng lao động nước ngoài chưa được cấp phép

TTH - Cùng với sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp, số lượng lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Đa số lao động đều là chuyên gia, lao động kỹ thuật nên thủ tục cấp giấy phép cũng như quản lý lao động khá thuận tiện, nhất là có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng.

Tình nguyện viên người Pháp làm việc tại làng SOS Huế Ảnh: Phan Cử

Theo khảo sát của Sở Lao động TB&XH, Thừa Thiên Huế (TTH) hiện có trên 250 lao động là người nước ngoài; trong đó, có gần 160 người được cấp giấy phép và trên 90 người không thuộc diện cấp giấy phép lao động (do họ là nhà đầu tư, tình nguyện viên, được miễn cấp phép theo quy định). Quốc gia có nhiều lao động làm việc tại TTH là Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc… Nhìn chung, các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động là người nước ngoài đã chấp hành khá tốt pháp luật lao động về tuyển dụng, quản lý nước ngoài. 100% người nước ngoài được cấp giấy phép là những người có bằng cấp, trình độ chuyên môn hoặc là lao động lành nghề có kinh nghiệm, không có lao động phổ thông.

Hiện nay, việc cấp phép cho lao động là người nước ngoài đến cư trú, làm việc tại tỉnh đã có nhiều đổi mới, bảo đảm hiệu quả công tác quản lý và giảm thủ tục hành chính. Trước đây, các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch sử dụng lao động nước ngoài hàng năm để trình tỉnh, sau đó tỉnh giao cho Sở Lao động TB&XH cấp phép, nhưng nay, Ban quản lý các khu công nghiệp sẽ tiến hành các thủ tục cấp phép. Thời gian cấp mới, gia hạn, đổi lại cũng nhanh chóng, gọn nhẹ, giảm từ 10 ngày xuống còn 5 ngày đối với cấp mới và giảm từ 3 ngày xuống còn 2 ngày đối với cấp lại.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế do các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động…Một số người nước ngoài là lao động tự nguyện đến Việt Nam làm việc, hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ thường gặp phải trở ngại trong hồ sơ đề nghị cấp phép vì đa số không có các văn bản chứng minh về trình độ chuyên môn, văn bằng đại học, xác nhận kinh nghiệm làm việc… Ngoài ra, giấy chứng nhận là chuyên gia, kinh nghiệm làm việc... chưa quy định rõ cơ quan, tổ chức nào đủ thẩm quyền chứng nhận. Trong thực tế, nhiều công ty nước ngoài chứng nhận khống người nước ngoài là chuyên gia, trong khi đó, họ chưa làm việc ngày nào cho công ty.
Người sử dụng lao động không báo cáo đầy đủ, kịp thời việc sử dụng lao động nước ngoài theo quy định. Người lao động nước ngoài chưa nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp; chưa chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động, dẫn đến tình trạng đăng ký rải rác nên lao động nước ngoài cảm giác khó khăn khi được cấp phép. Thế nên, có một số trường hợp người nước ngoài vẫn tiếp tục làm việc khi đã hết thời hạn theo giấy phép lao động đã được cấp. Những trường hợp này buộc phải thực hiện hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động từ đầu. Đối với nhà đầu tư thì Luật Xuất nhập cảnh cho phép thực thi 5 năm, tuy nhiên, giấy xác nhận đối tượng không phải cấp giấy phép lao động chỉ cấp tối đa 24 tháng. Chính điều này cũng gây khó khăn về mặt thủ tục cho lao động nước ngoài làm việc tại Huế.
Vẫn còn người nước ngoài vào Việt Nam theo hộ chiếu du lịch, rồi mới hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy phép nên đã bị buộc xuất cảnh, sau đó mới được cấp visa nhập cảnh với mục đích làm việc. Theo Sở Lao động TB&XH, trước đây, rộ lên tình trạng người nước ngoài vào Huế dạy tiếng Anh ở các trung tâm. Các ngành liên quan đã có sự phối hợp trong việc thẩm định, trường hợp nào không có visa làm việc thì không có giấy phép lao động và có trung tâm đã bị nhắc nhở, xử phạt khi nhận người nước ngoài vào làm việc không đúng quy định.
Ông Hoàng Văn Phước, Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động thuộc Sở Lao động TB&XH cho biết: Công tác quản lý lao động là người nước ngoài trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Không có hiện tượng gây mất trật tự, trốn cấp phép. Cơ bản, họ chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam. Công tác quản lý, cấp phép cho lao động là người nước ngoài đã có sự phối hợp chặt chẽ liên ngành giữa Sở Lao động TB&XH, công an, Ban quản lý các khu công nghiệp. Hàng năm, tỉnh đều thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức thanh, kiểm tra theo định kỳ, đột xuất việc sử dụng lao động nước ngoài ở các doanh nghiệp để có giải pháp điều chỉnh, quản lý phù hợp. Từ sự quản lý chặt chẽ đó, đa số lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp đã được cấp phép lao động và thực hiện nghiêm việc cấp, đổi lại, gia hạn theo đúng quy định của pháp luật.
Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

TIN MỚI

Return to top