ClockThứ Ba, 06/04/2021 14:14

Không ngại giúp người

Mùa thu vàng hoa cúc

Hôm tôi đến nhà thăm bạn, vậy mà đúng lúc bạn đang bị vợ cằn nhằn. Bạn thì ngồi nơi phòng khách, vừa chơi với đứa con nhỏ, chốc chốc lại gật đầu đáp lại vợ. Thấy tôi đến, chị liền dốc cả bầu tâm sự: “Lần nào gặp người bị tai nạn trên đường, anh đều đứng lại giúp người ta. Nhưng lần nào cũng suýt bị đánh. Vậy mà không “tởn”, lần sau thấy chuyện vẫn giúp”. Chị trách chồng, nhưng tôi nghe được trong giọng nói ấy đầy vẻ lo lắng, và cả sự buồn phiền. Chị nói lỡ như bị đánh, rồi “xảy chuyện” thì biết làm sao. Anh cười xề xề bảo, mới “suýt” chứ đã bị đánh lần nào đâu khiến chị tức xanh mặt.

Anh kể, hôm đó, lúc chạy xe ngang cánh đồng Thanh Lam thì gặp người đàn ông đang đứng giữa đường, tay điên cuồng vẫy vẫy xin xe. Người phụ nữ đang mang thai, nửa ngồi nửa nằm bên vệ đường, khuôn mặt xám ngoét, rúm ró. Chiếc xe máy thì ngã chổng chơ giữa đường vẫn còn chưa được dựng lại. Thấy mấy chiếc ô tô phía trước đều đi thẳng nên anh tấp xe vào lề đường, giúp người chồng kia đưa vợ đi bệnh viện cấp cứu. Người phụ nữ có dấu hiệu trở dạ. Nhìn người chồng mặt mày hốt hoảng ngồi bên cạnh vợ phía sau thùng xe tải chất ngổn ngang hàng hóa, anh ta cầm chặt bàn tay vợ trong tay, miệng liên tục an ủi người vợ đang nằm co ro đau đớn: “Gần tới bệnh viện rồi, em cố chút nữa thôi, cố chút nữa thôi” khiến anh cũng xót ruột theo.

Khi xe vừa đến trước cửa khoa cấp cứu, người nhà đôi vợ chồng kia được báo tin, đã xúm xít ở đó phụ với nhân viên y tế đưa sản phụ vào cấp cứu. Ai mà ngờ được, lúc anh vừa mở cửa xe bước xuống, đã thấy người nhà họ xông đến la lối: “Mày tông em tau phải không?”. Đi kèm với tiếng nói giận dữ, dữ dằn là một nắm đấm nặng trịch bay vút tới. May mà người chồng kia kịp thời phát hiện, cũng xông tới, kéo người thân lui lại, vừa la lớn: “đừng đánh, đừng đánh, là ân nhân”, anh mới thoát được cú đấm như trời giáng kia.

Rồi lần trước nữa, trên đường chạy xe đi bỏ hàng, thấy một cô gái đang dắt xe đạp đi bên lề đường, bỗng nhiên ngã xuống rồi nằm bất động, anh và bạn dừng xe lại, dìu cô đến quán nước cạnh đó. Khi anh và bạn còn đang loay hoay dìu cô gái ấy thì bỗng có ba bốn thanh niên đang ngồi uống cà phê ở quán tạp hóa phía trước lật đật chạy đến la lối. Họ khư khư bảo anh gây tai nạn cho cô gái đó, còn đòi giữ xe, giữ người và suýt nữa thì xảy ra xô xát. May mà cô gái kia tỉnh lại kịp lúc giải thích, anh với bạn mới thoát thân được. Hôm đó, trời trưa nắng rất gắt. Có lẽ cô ấy bị hạ đường huyết nên ngất xỉu. “Mấy thanh niên đó cũng chỉ muốn giúp cô kia. Họ tưởng mình gây tai nạn, sợ mình bỏ chạy nên mới xông ra giữ người”, anh cười, vẻ mặt đầy bất đắc dĩ.

Tôi hỏi anh lỡ cô gái kia không tỉnh lại kịp lúc, anh tính thế nào? Anh không hề do dự, nói luôn: thì cứ cứu người trước đã, chuyện khác tính sau. Lần nào giúp người ta, cũng suýt bị đánh, sau này giúp nữa không? tôi lại hỏi. “Giúp chớ. Bị đấm một phát không chết, chứ người ta gặp nạn nằm ở đó, mình không giúp là có người chết đó. Mình giúp người khác, cũng không muốn họ nhớ ơn, chỉ cần thấy lương tâm mình thanh thản là được rồi”. Nghe anh trả lời vậy, tự tôi cũng thấy lòng mình nhẹ hẳn. Đâu phải ai sống trên đời, cũng có suy nghĩ nhẹ nhàng như anh

Linh Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top