ClockThứ Tư, 28/06/2017 05:51

Không phí hoài cọng rơm

TTH - Từ lâu, rơm rạ ở Phú Lương (Phú Vang) không còn là phế phẩm mà đã trở thành một “mặt hàng” có giá mỗi mùa vụ. Với 2.200 ha lúa, bà con nông dân đã “chế biến” rơm ngay trên ruộng để bán hoặc phục vụ sản xuất nấm rơm tại nhà.

Mỗi xe rơm “tiền triệu” ở Phú Lương

“Bán rơm có khi còn lãi hơn bán lúa”

Sau khi gặt xong, trên xứ đồng Lê Xá Đông, bà con nông dân lại dùng cào gom rơm lại và “gác” lên trên gốc rạ. Ông Trần Văn Hiến (thôn Lê Xá Đông) giải thích: “Xử lý rơm ngay trên đồng là cách làm hay của bà con nông dân xã Phú Lương. Tận dụng nắng ngoài trời sau vụ gặt, rơm sẽ khô. Bà con dùng cào “quấn” từng bánh một, bỏ lên cây rạ chỉ vài ngày là khô. Hồi xưa mỗi xe rơm chỉ 20 nghìn đồng, thậm chí bà con còn cho không. Nay một xe 1,5 tấn giá 1,2-1,5 triệu đồng. Bán rơm có khi còn lãi hơn bán lúa”.

Ông Hiến làm 7 sào lúa Khang Dân, cứ mỗi vụ ông thu được khoảng 9 mẻ rơm. Mỗi mẻ rơm làm được 400 bánh, cũng vừa đủ lượng rơm phục vụ làm 2 vòm nấm trong gia đình. Xứ đồng Phú Lương đã cơ giới hóa hầu hết diện tích trồng lúa. Gặt máy liên hợp càng thuận lợi hơn cho bà con thu hoạch rơm làm nấm. 

Ông Lê Chúng (thôn Lê Xá Đông)- một nông dân chuyên làm rơm lý giải: “Rơm làm nấm tốt nhất là rơm từ cây nếp vì cho rơm chắc, không gãy vụn, vùng này rất nhiều. Rơm vùng khác cây lúa trồng trên vùng đất phèn nên cọng rơm cũng bị nhiễm phèn, làm nấm không chất lượng”. Để đủ lượng rơm làm 5 vòm nấm, mặc dù trồng 8 sào lúa nhưng mỗi vụ ông Chúng cũng phải bỏ thêm chi phí 10 triệu đồng để mua rơm. Rơm được các hộ dân chất lên xe, rảo bán trên đường làng. Mô hình tự sản xuất lúa, tự cung cấp rơm đã mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân sản xuất nông nghiệp ở “xã lúa” Phú Lương.

 Rơm ở Phú Lương được gom, phơi sau mỗi mùa vụ

“Chế biến” rơm làm nấm

Ở Phú Lương, mỗi gia đình đều có từ 2-3 vòm rơm trong vườn nhà. Không phải ngẫu nhiên ở “xứ sở ruộng đồng” này, cây rơm lại có giá trị như thế với người nông dân. Kể về công đoạn “chế biến” rơm, cấy meo đưa vào vòm làm nấm, ông Phan Đình, một hộ dân cho biết, rơm phơi trên đồng đã khô, khi mang về nhà bà con sẽ tưới nước vào và bắt đầu ủ. Sau 7 ngày, rơm sẽ được “đạp” vào trong khuôn hình vuông để cho ra từng bánh và gói vào từng bọc nilon. “Xong công đoạn này, người trồng nấm sẽ cấy meo nấm vào hai đầu bánh rơm, kiểu như mình “bỏ nhân” cho bánh chưng ấy, rồi chất lên vòm. Sau 20 ngày là có thể thu hoạch nấm rơm. Cứ mỗi vòm làm khoảng 300-400 bánh rơm thu được khoảng 15-20kg nấm”, ông Đình cho hay.

Theo kinh nghiệm của các hộ dân làm nấm ở Phú Lương, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, để bánh rơm đạt sản lượng thì cần “đạp” rơm vào khuôn nhiều hơn, dày hơn để bánh rơm giữ được độ ấm. Trồng nấm rơm ở Phú Lương tuy có ảnh hưởng vì giá cả giao động nhưng đầu ra luôn ổn định nên bà con rất phấn khởi sản xuất. “Thời điểm gần tết giá 170-190 nghìn đồng/kg, bình thường thì chỉ 90-100 nghìn đồng/kg nấm rơm. Với mật độ làm “cuốn chiếu” xuất bán liên tục, mỗi hộ gia đình ở Phú Lương cũng có lãi vài chục triệu đồng/năm từ việc làm nấm rơm”, ông Đình cho hay.

Ông Nguyễn Thụ, Giám đốc HTXNN Phú Lương 1 cho biết, nhằm tạo điều kiện sản xuất ổn định cho bà con nông dân, ngoài đưa nhiều loại nấm mới vào sản xuất, tăng thu nhập, HTX Phú Lương 1 còn phối hợp tổ chức và hỗ trợ kinh phí cho các học viên là bà con nông dân tham gia lớp học trồng nấm, giúp bà con nâng cao tay nghề. Qua các kỳ festival, sản phẩm nấm ở Phú Lương cũng được HTX mang đi trưng bày, giới thiệu ở các hội chợ.

Ông Lê Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Phú Lương khẳng định: Theo tính toán, sản xuất 1 tấn lúa cho ra 1,2 tấn rơm rạ. Là địa phương trồng lúa diện tích lên đến 2.200 ha/năm, hàng năm lượng rơm rất lớn trên đồng ruộng. Việc kết hợp làm nấm rơm, tận dụng nguồn rơm phế phẩm nông nghiệp không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Hiện nay, HTX NN Phú Lương 1 đang triển khai nhiều mô hình trồng nấm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mở ra triển vọng từ loại nấm mang tính hàng hóa cho bà con nông dân.

“Toàn xã Phú Lương có hơn 500 hộ làm nấm các loại. Trong đó, tập trung chủ yếu ở HTX NN Phú Lương 1 với năng suất bình quân 15-20kg/vòm. Nấm ở Phú Lương được sản xuất liên tục trong 8 tháng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, mang lại doanh thu khoảng 15 tỷ đồng/năm”, ông Lê Văn Tân, Chủ tịch UBND xã Phú Lương thông tin.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện

Ngày 24/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức lễ ra viện cho bệnh nhân (BN) Phạm Q.T.. Đây là trường hợp ghép tim thứ 11 và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 10 tại đơn vị.

Ca ghép tim từ tạng hiến Quảng Ninh xuất viện
Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

Ngày 20/4, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật. Tham dự tại có Đại diện văn phòng RCI cùng hơn 50 người khuyết tật và người chăm sóc trên địa bàn các xã Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Hà và Phú Gia.

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

TIN MỚI

Return to top