ClockThứ Sáu, 22/12/2023 06:05

Bảo vệ gia súc trong mùa rét

TTH - Tình hình mưa rét còn diễn biến phức tạp đến cuối tháng 12/2023, Sở NN&PTNT yêu cầu các địa phương phổ biến kinh nghiệm phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc và triển khai phương án ứng phó kịp thời khi rét đậm, rét hại và dịch bệnh xảy ra.

Phòng, chống đói, rét cho gia súcỨng phó mưa rét, bảo vệ vật nuôiChống rét, bảo vệ gia súc, gia cầm

 Vận động các hộ dân đưa trâu bò về chuồng trại khi trời rét đậm, rét hại ở A Lưới

Năm nay, từ đầu vụ mưa rét, các địa phương đã có văn bản, chủ động nhân lực, vật lực hỗ trợ, vận động các hộ dân triển khai các giải pháp phòng, chống rét cho gia súc.

Vùng miền múi Nam Đông, A Lưới với hàng nghìn con gia súc, ngoài một bộ phận chăn nuôi có chuồng trại, chủ động đưa trâu, bò, dê di trú mỗi mùa rét, một số nơi các hộ còn chăn nuôi theo tập quán thả rong, tiềm ẩn rủi ro do gia súc chăn thả tự nhiên trên rừng.

Ông Hồ Chính Bê, Chủ tịch UBND xã Lâm Đớt (huyện A Lưới) cho biết, toàn xã hiện có hơn 1.900 gia súc, chủ yếu trâu, bò, dê được xây dựng chuồng trại nuôi hoặc tận dụng các đồng cỏ tự nhiên. Chăn nuôi thực sự mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân ở địa phương.

Do vậy, từ đầu mùa rét, xã vận động các hộ dân trữ thức ăn khô, xây, gia cố lại chuồng trại. Trong trường hợp xảy ra rét đậm, rét hại phải nuôi nhốt và bổ sung thức ăn chuẩn bị cho vật nuôi, tránh bị thiệt hại.

Năm 2023, toàn huyện A Lưới có tổng đàn gia súc 26.663 con/26.500 con, đạt 106,9% kế hoạch năm, tăng 1.281 con so với năm 2022. Các địa phương đã chủ động triển khai chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi trong đó chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện các giải pháp ứng phó kịp thời rét đậm, rét hại và dịch bệnh xảy ra, chủ động dự trữ thức ăn trước, trong và sau mùa mưa bão, lũ lụt, rét đậm rét hại. Đặc biệt các hộ chăn nuôi miền núi của huyện Nam Đông và huyện A Lưới đã dự trữ trên 4.000 cuộn rơm khô để cho trâu, bò ăn trong mùa mưa rét.

Theo thống kê, ước tính đến thời điểm cuối tháng 12/2023, toàn tỉnh có tổng đàn lợn 151.376 con, tăng 3,9% so với năm 2022; đàn trâu 15.213 con, giảm 0,2%; đàn bò 28.206 con, giảm 0,1%. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 34 ngàn tấn, tăng 3%. Trong đó, sản lượng thịt lợn đạt 16.367 tấn, tăng 3,7%; sản lượng thịt trâu đạt 930 tấn, giảm 0,9%; sản lượng thịt bò đạt 1.184 tấn, giảm 1%.

 Phòng bệnh cho trâu, bò mùa giá rét ở A Lưới

Đến nay, toàn tỉnh có 406 trang trại chăn nuôi, tăng 1,3% so cùng kỳ, 42 hộ dân và 2 hợp tác xã đang hợp tác và phát triển tốt về chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học, liên kết theo chuỗi giá trị với hơn 300 heo nái và 6.000 con heo thịt và 1 trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ tại Tổ hợp chăn nuôi 4F ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền với quy mô 100 con lợn nái và 2.200 lợn con giống, lợn thịt.

Có khoảng 30 cơ sở chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao (công nghệ làm mát chuồng trại, nước uống tự động…) liên doanh, liên kết trong chăn nuôi công nghệ cao như: Công ty CP chăn nuôi MaVin, Công ty CP 3F Việt chi nhánh Huế, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm, Công ty CP Liên doanh VLXD Bảo Nguyên, Công ty TNHH CP Lam Điền, Công ty TNHH Hoàng Vân, Công ty  CP Greenfeed, Công Ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết, nhằm chủ động phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, Sở NN&PTNT đã yêu cầu các địa phương chỉ đạo thực hiện các hoạt động cụ thể về phòng, chống bão lũ, đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Phân công cán bộ phối hợp với chính quyền cơ sở trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn gia cố chuồng trại.

Hướng dẫn giảm đàn đối với các hộ chăn nuôi không chủ động đủ nguồn thức ăn dự trữ, các hộ trong vùng thấp trũng,… trước khi xảy ra lũ lụt, rét đậm, rét hại (nhất là các hộ đã bị thiệt hại trước đây). Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các khu vực có nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Đối với các hộ cố tình không chấp hành thực hiện các hướng dẫn, phải lập bản cam kết không được hưởng hỗ trợ khi bị thiệt hại do lũ lụt, đói rét và dịch bệnh.

Phổ biến kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc và xây dựng phương án đối phó kịp thời khi bão lũ, rét đậm, rét hại và dịch bệnh xảy ra. Giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và người đứng đầu thôn, bản phối hợp với các đoàn thể để huy động nguồn nhân lực tại chỗ, bám sát địa bàn, khẩn trương áp dụng các biện pháp chống đói, chống rét cho vật nuôi.

Sở NN&PTNT cũng yêu cầu thú y cơ sở tổ chức triển khai công tác kiểm tra, giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm, đồng thời đốc thúc việc tiêm phòng bổ sung các loại vắc-xin cho vật nuôi đạt tỷ lệ cao.

Năm 2023, Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã triển khai 12 lượt đi của đoàn công tác chỉ đạo phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi đến các địa phương và về tận cơ sở. Đến nay, chưa có trâu, bò bị chết do đói, rét. Tuy nhiên, do tình hình mưa lũ xảy ra vào tháng 11/2023, toàn tỉnh có 4 con dê, 1 lợn nái, 14 lợn thịt và 4.054 con gia cầm bị chết, bị trôi.
Bài, ảnh: HÀ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Chung tay bảo vệ tài nguyên biển

Tài nguyên biển của Thừa Thiên Huế được đánh giá hội đủ và giàu về khoáng sản, thủy sản, du lịch, cảng biển…

Chung tay bảo vệ tài nguyên biển
Dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững

Đó là nội dung được trao đổi thảo luận tại hội thảo “Giải pháp dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững Trung Trường Sơn” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phối hợp với WWF-Việt Nam tổ chức tại TP. Huế vào ngày 5/6. Tham dự có lãnh đạo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) các sở ban, ngành đơn vị liên quan của 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam.

Dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững
Sôi động hội thi "Rung chuông vàng" về bảo vệ trẻ em

Chiều 1/6, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB&XH) tỉnh tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng" với chủ đề "Tìm hiểu về Huế - Quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em năm 2024".

Sôi động hội thi Rung chuông vàng về bảo vệ trẻ em
Return to top