ClockThứ Năm, 20/04/2023 08:06

Bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng: Cần thêm nguồn lực - kỳ 1: Thách thức

TTH - Cơ quan chức năng tích cực triển khai nhiều biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, song các vụ chặt phá, khai thác gỗ rừng trái phép vẫn còn tái diễn. Cuộc chiến chống chặt phá, lấn chiếm đất rừng vẫn chưa có hồi hết.

Thả cá thể khỉ về môi trường tự nhiênBảo vệ rừng từ dịch vụ môi trường rừngChi trồng rừng thay thế gần 149 tỷ đồng

Địa bàn phụ trách của mỗi kiểm lâm rộng đến cả ngàn ha, núi rừng, đồi dốc hiểm trở, lại thường xuyên gặp thời tiết bất lợi... Trong khi cơ chế, chính sách chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng nhu cầu đời sống của cán bộ kiểm lâm, bảo vệ rừng khiến hoạt động quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) gặp nhiều khó khăn.

leftcenterrightdel
 Bắt giữ một vụ vận chuyển gỗ bằng đường suối

Áp lực

Câu chuyện vụ khai thác gỗ rừng trái phép tại xã Thượng Quảng (Nam Đông) vẫn còn âm ỉ trong suốt nhiều ngày qua. Số cây bị đốn hạ tuy không nhiều, nhưng dư luận vẫn đặt nghi vấn liên quan đến trách nhiệm, hiệu quả QLBVR. Dư luận có lý khi cho rằng, lực lượng kiểm lâm, BVR đang ở đâu, làm gì mà không hay biết trong suốt thời gian dài, khi lán trại được dựng lên, tiếng máy cưa vang rền, cây bị đốn hạ và cưa xẻ thành phách, rồi đưa nhiều trâu vào để kéo gỗ ra khỏi rừng...

Trong lúc cơ quan đang tiếp tục điều tra, xác minh vụ khai thác gỗ rừng tại xã Thượng Quảng thì các cán bộ kiểm lâm, BVR liên quan chịu nhiều áp lực về trách nhiệm để xảy ra sự việc đáng tiếc.

Một cán bộ kiểm lâm, BVR ở huyện Nam Đông tâm sự, bất cứ ai khi đã dấn thân vào nghề kiểm lâm, bảo vệ an toàn “lá phổi xanh”, sự sống muôn loài là niềm vinh dự lớn. Tất cả họ đều tâm huyết, cống hiến hết sức mình, chấp nhận sự gian nan, vất vả, thậm chí cả hy sinh tính mạng. Nhưng khi sơ suất, để xảy ra các vụ chặt phá rừng trái phép thì cán bộ kiểm lâm, BVR là lực lượng đầu tiên chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chế độ, chính sách chưa đảm bảo cuộc sống gia đình, trong khi nghề BVR luôn đối mặt với nhiều hiểm nguy, mất an toàn, ít ra cũng gian nan, vất vả hơn so với nhiều nghề khác. Đây là điều hết sức trăn trở, nan giải đối với những người làm nhiệm vụ bảo vệ “lá phổi xanh”. Tính riêng trong vòng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh đã có hàng chục cán bộ kiểm lâm, BVR phải bỏ nghề. Điều này khiến lực lượng kiểm lâm, BVR trên địa bàn tỉnh vốn đã mỏng lại càng mong manh hơn, trong khi yêu cầu trách nhiệm BVR ngày càng khắt khe, hiệu quả hơn.

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông, ông Hoàng Văn Chúc chia sẻ, từ sau vụ khai thác gỗ rừng tại Thượng Quảng, cán bộ kiểm lâm, BVR rất lo lắng, ăn ngủ không yên. Quan điểm của cơ quan kiểm lâm huyện cần phải xử lý nghiêm lực lượng để xảy ra sự cố phá rừng. Tuy nhiên cũng cần xem xét mức độ phá rừng nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho lực lượng kiểm lâm tiếp tục khắc phục hậu quả, cống hiến cho sự nghiệp BVR.

leftcenterrightdel
 Tuần tra rừng

Phá rừng dai dẳng

Ngoài vụ phá rừng ở Thượng Quảng mới đây, từ đầu năm 2023 đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông phối hợp với ban ngành chức năng tổ chức tuần tra, truy quét và bắt giữ 5 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, trong đó tại địa bàn xã Thượng Quảng 2 vụ.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn thông tin, trước áp lực về lực lượng kiểm lâm, BVR mỏng, ngành kiểm lâm thường xuyên rà soát, kiểm tra và nắm các thông tin về biến động rừng và đất lâm nghiệp trên nguồn ảnh viễn thám. Từ đó làm cơ sở yêu cầu các đơn vị kiểm lâm trực thuộc tiến hành kiểm tra, xác minh hiện trường, lập biên bản và điều tra xử lý các vụ vi phạm.

Tính từ năm 2022 đến nay, lực lượng kiểm lâm kịp thời phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý khoảng 60 vụ phá rừng tự nhiên, với tổng diện tích gần 6ha. Cơ quan chức năng cũng đã xác định nguyên nhân chủ yếu là lấy đất sản xuất, làm nương rẫy, khai thác đá và mở đường vận chuyển trái quy định. Một phần do áp lực người dân thiếu đất trồng rừng sản xuất, nên lợi dụng những lúc các lực lượng sơ hở lén lút vào các khu rừng phòng hộ được giao cho cộng đồng quản lý để phát quang, ken cây sống và trồng cây nhằm lấn chiếm đất rừng trồng.

Ông Lê Ngọc Tuấn cho rằng, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề thì việc ngăn chặn triệt để nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép là điều rất khó. Hầu hết các vụ lấn, chiếm, phá rừng khó phát hiện do địa bàn rộng, xa khu dân cư, đi lại khó khăn, trong lúc lực lượng kiểm lâm, cán bộ địa phương mỏng. Đối tượng vi phạm có những thủ đoạn tinh vi như luỗng phát, ken vỏ cây rừng tự nhiên, lựa chọn thời điểm cán bộ nghỉ ngơi, đêm khuye để lén lút trồng cây. Vì vậy, rất khó bắt gặp trực tiếp và khó có căn cứ để xác định được thủ phạm. Một số trường hợp đối tượng không hợp tác, trốn tránh, không phối hợp khi cơ quan chức năng mời làm việc.

Hiện nay, các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ rất khó khăn trong thu hút các nguồn lực tài chính xã hội hóa, các dự án đầu tư. Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn chủ yếu trong đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.

 Tính riêng năm 2022, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh bắt giữ và xử lý 289 vụ khai thác, vận chuyển gỗ trái phép, tịch thu 127,695m3 gỗ các loại, giảm 46 vụ và giảm 17m3 so với năm trước. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm phối hợp với các đơn vị chủ rừng tổ chức nhiều đợt truy quét, phát hiện 148 vụ vi phạm, tịch thu 20,678m3 gỗ các loại và 8 máy cưa xăng, tháo dỡ 53 lán trại và 4.656 bẫy động vật rừng. Riêng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Bạch Mã xử lý 10 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 2,623m3 gỗ.

(còn nữa)

Kỳ 2: Khi rừng được giao cho cộng đồng

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh

Hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh, Chủ nhật vì cộng đồng, ngày 17/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố phối hợp với Ngân hàng Seabank chi nhánh Huế tổ chức hoạt động Kết nối cộng đồng năm 2024.

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

Ngày 28/10, ông Trần Xuân Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức gala thơ nhạc “Chút tình với Huế” thu về 600 triệu đồng nhằm sẻ chia các dự án cộng đồng tại quê hương.

Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

TIN MỚI

Return to top