ClockThứ Năm, 22/11/2018 08:51

Biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết cực đoan

TTH.VN - Miền Trung nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng đang trải qua một mùa mưa bất thường, mưa ít, nắng nóng, ngồi công sở phải sử dụng máy lạnh, hồ chứa thủy điện khô cạn nước…

Nắng nóng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khu vực Đông Nam ÁCảnh báo: Thời tiết cực đoan làm tăng mức độ độc tố trong thực phẩmTrồng rừng ngập mặn thích ứng với biến đổi khí hậuNgừa viêm hô hấp cấp ở trẻ em do nắng nóng khắc nghiệtỨng phó với biến đổi khí hậu, biến ý thức thành hành động sâu rộng

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cho hay: “Thông thường, mùa mưa bão, lũ ở Thừa Thiên Huế kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12. Năm 2018 là một năm thời tiết bất thường đối với Thừa Thiên Huế. Nắng nóng diện rộng kéo dài cho đến giữa tháng 9, kết thúc muộn hơn trung bình nhiều năm.

Dưới góc độ khoa học, ông có thể nói rõ hơn tác động của thời tiết?

Lượng mưa rất thấp, tính đến ngày 20/11, lượng mưa các tháng đều thấp hơn nhiều so trung bình nhiều năm. Từ tháng 8 đến 20/11 lượng mưa đạt 19 – 27% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ và chỉ đạt từ 32– 46% so với cả năm. Cho đến nay mới có một đợt mưa lớn trên diện rộng, nhưng lượng mưa phổ biến cũng chỉ từ 70 – 170mm. Như vậy, tình hình thiếu hụt lượng mưa, thiếu nước có thể xảy ra ngay trong mùa mưa.

Theo ông, những nguyên nhân nào đã gây nên các hiện tượng thời tiết bất thường nói trên?

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính, bên cạnh đó hiện tượng Enso chuyển từ trạng thái trung tính sang trạng thái El Nino từ tháng 11/2018 đã góp phần tạo nên những bất thường mạng tính cực đoan hơn (Khi Enso chuyển qua El Nino thì thường gây nên nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt).

Năm nay, bão ít và gần như chưa đi vào vùng biển trên địa bàn tỉnh so với trung bình nhiều năm, điều này liên quan gì đến tình hình khô hạn ở khu vực Huế, thưa ông?

Có nhiều hình thế thời tiết gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, hội tụ nhiệt đới… ảnh hưởng đến khu vực, chúng hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp gây mưa. Bão chỉ là một nguyên nhân, đến nay trên biển Đông đã có 8 cơn bão và 7 áp thấp nhiệt đới hoạt động, nhưng Thừa Thiên Huế không bị ảnh hưởng của bão nào, bên cạnh đó không khí lạnh cũng yếu và muộn, lượng mưa thấp dẫn đến tình hình thiếu nước ở khu vực.

Năm 2018 là một năm thời tiết bất thường, nắng nóng diện rộng kéo dài cho đến giữa tháng 9, kết thúc muộn hơn trung bình nhiều năm

Ông có khuyến nghị gì để người dân đối phó với tình hình khô hạn thời gian tới?

Từ ngày 22-26/11/2018, do ảnh hưởng của không khí lạnh, kết hợp với rìa phía bắc của xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên vùng biển Nam Trung Bộ (khả năng trở thành bão số 9) nên sẽ ở Thừa Thiên Huế có một đợt mưa lớn với lượng mưa phổ biến 250-400mm, có nơi trên 500mm. Đây sẽ là lượng nước bổ sung quan trọng.

Tuy nhiên khả năng nhiều hồ chứa vẫn chưa tích đủ nước nên tình hình thiếu nước trong vụ đông xuân và hè thu tới vẫn đáng lo ngại. Người dân cần nắm bắt tình hình bất thường thời tiết năm nay, sử dụng tiết kiệm nước, gia cố đê bao, nạo vét kênh mương.

Các chủ hồ chứa vận hành khoa học, tối ưu nguồn nước. Các vùng nuôi trồng lâu nay thường gặp khó khăn trong nguồn nước cần có phương án chuyển đổi giống cây trồng. Bên cạnh đó, nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động.

Với những gì đang diễn ra, ông nhận định gì về thời tiết, khí hậu những tháng cuối năm và đầu năm sau?

Đối với Thừa Thiên Huế thì hiện nay vẫn đang còn trong mùa mưa. Từ đây đến cuối năm sẽ còn nhiều đợt không khí lạnh gây mưa. Nhưng hiện tượng Enso chuyển từ trạng thái trung tính sang trạng thái El Nino từ tháng 11/2018 qua các tháng đầu năm 2019 nên lượng mưa sẽ không nhiều như mọi năm, nắng nóng có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm nên tình hình thiếu nước có thể xảy ra trong các tháng đầu năm, kể cả vụ hè thu năm 2019.

Phan Thành (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top