ClockThứ Hai, 27/10/2014 11:09

Trồng rừng ngập mặn thích ứng với biến đổi khí hậu

TTH - Thừa Thiên Huế là địa phương có thời tiết khắc nghiệt. Hàng năm vào mùa lụt, bão, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, gây xói lở nhiều vùng đất ven biển, ven phá, cuốn trôi nhiều nhà cửa, cây cối, ao hồ, gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhà nước và người dân. Trước tình hình khí hậu toàn cầu đang có những biến đổi lớn, bất lợi đối với cuộc sống của con người, thì vai trò của rừng ngập mặn (RNM) càng trở nên đặc biệt quan trọng.

Vườn ươm sản xuất cây giống ngập mặn của Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh

Các khu vực ven biển của tỉnh sẽ an toàn hơn nếu có các đai RNM làm nhiệm vụ phòng hộ ở bên ngoài để chắn sóng, hạn chế xói lở, bảo vệ bờ biển. Vì vậy, việc trồng phục hồi và phát triển thêm diện tích RNM trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết.

Từ năm 2010 đến nay, việc trồng RNM tại Thừa Thiên Huế đã được xúc tiến thông qua một số đề tài, dự án như: Đề tài nghiên cứu khoa học từ nguồn vốn ngân sách tỉnh “Nghiên cứu hiện trạng và thử nghiệm trồng cây ngập mặn ở phía Tây đầm Lập An huyện Phú Lộc và Tân Mỹ huyện Phú Vang” do Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh chủ trì thực hiện đã trồng được 5.000 cây đước, bần chua, vẹt khang và mắm; Dự án “Tăng cường RNM nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế” do Tổ chức WWF Việt Nam tài trợ (2012-2014), Hội KHKT Lâm nghiệp tỉnh thực hiện đã gieo ươm và trồng được 23.000 cây đước, bần chua ở khu vực tam giác xung yếu cửa sông Hương – phá Tam Giang – cửa biển Thuận An và vùng rú Chá xã Hương Phong, thị xã Hương Trà; Dự án “Thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước cấp cộng đồng” ở tỉnh Thừa Thiên Huế do Tổng cục Hợp tác và Phát triển Hà Lan tài trợ năm 2011 đã trồng hơn 1,0 ha rừng bần chua ở cồn Tè xã Hương Phong…
Nhìn chung, rừng trồng của các đề tài, dự án trên phát triển tốt, tỷ lệ thành rừng khá cao (trên 80%). Nhiều khu rừng đã trở thành những bức bình phong vững chãi chắn gió, sóng biển bảo vệ an toàn cho các khu dân cư, công trình hạ tầng, ao nuôi thủy sản ven biển.
Đặc biệt, Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh đã nghiên cứu áp dụng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất nhiều giống cây ngập mặn thích nghi với môi trường đất ngập mặn của tỉnh như đước, vẹt khang, bần chua, bần trắng, xu ổi, mắm biển, sú, giá… giúp tỉnh hoàn toàn có thể chủ động nguồn cây giống cho công tác trồng rừng ngập mặn trên địa bàn trong thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép sử dụng 3.000 tỷ đồng vốn vay ODA thông qua Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) để đầu tư các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu trong năm 2015. Thủ tướng lưu ý cần ưu tiên cho các dự án trồng rừng ngập mặn ven biển; các dự án đê biển xung yếu ứng phó với biến đổi khí hậu, có tác động trực tiếp đến khu vực dân cư. Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lựa chọn các dự án; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho các dự án trước ngày 30-9-2014 để trình Quốc hội quyết định trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Đây thực sự là cơ hội rất lớn cho tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và các tỉnh ven biển nói chung, bởi sẽ được đầu tư nguồn lực lớn, đồng bộ để phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển. Hy vọng trong tương lai gần, mỗi khi lụt bão đến, người dân vùng đầm phá, ven biển của tỉnh sẽ không còn nơm nớp lo sợ cho sự an toàn về người và tài sản, họ sẽ được bảo vệ an toàn bởi những cánh rừng ngập mặn được trồng từ chính sách lớn, đúng đắn và hợp lòng dân của Chính phủ.
Phạm Ngọc Dũng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xuân Lộc được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Chiều 22/11, UBND huyện Phú Lộc tổ chức công bố quyết định và đón bằng công nhận xã Xuân Lộc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đến dự buổi lễ có ông Đặng Ngọc Trân, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy.

Xuân Lộc được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Return to top