ClockThứ Năm, 03/11/2022 14:06

Biển Đông có thể đón 1-2 cơn bão trong tháng 11, đợt rét đậm đầu tiên xuất hiện vào cuối tháng 12

Dự báo sau bão số 7, trên Biển Đông có thể đón 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam.

Sạt lở bờ biển ngày càng phức tạpBão Nalgae đã đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7Trao 50 triệu đồng cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ

Mưa lớn có thể gây ngập lụt ở miền Trung. Ảnh: TTXVN.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tháng 10 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ có lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 20 - 50%, riêng ở Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng cao hơn từ 70 - 100%.

Tổng lượng mưa 10 tháng đầu năm 2022 (từ tháng 1-10) tại khu vực Trung Bộ ở mức cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 20 - 50%, riêng tại khu vực Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng cao hơn từ 50 - 80% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tổng lượng mưa từ đầu năm 2022 đến nay tại các khu vực Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, ven biển Nam Bộ và 1 số tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng cũng đã cao hơn so với lượng mưa trung bình nhiều năm cả năm từ 10 - 20% có nơi cao hơn 20 - 40%. Trong khi các khu vực còn lại có lượng mưa xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 20%.

Theo ông Hoàng Phúc Lâm, tháng 11 vẫn là tháng mưa, lũ và bão chính ở khu vực miền Trung, đặc biệt là Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Thống kê số liệu trung bình nhiều năm , tổng lượng mưa tháng 11 ở khu vực Trung Trung Bộ phổ biến từ 500 - 700mm, cá biệt tại Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi có nơi từ 800 - 1000mm.

Các dự báo cập nhật mới nhất cho thấy lượng mưa nửa đầu tháng 11/2022 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm và chưa có dấu hiệu xảy ra mưa cực đoan ở khu vực Trung Bộ, tuy nhiên nửa cuối tháng 11/2022 dự báo mưa có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm nên cần đề phòng khả năng xảy ra mưa lớn ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ trong nửa cuối tháng 11/2022.

“Trong tháng 11 có khả năng xuất hiện 1 hoặc 2 cơn bão/ áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Tổng lượng mưa trong tháng ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 5 - 10%”, ông Hoàng Phúc Lâm cho hay.

Sang tháng 12, bão/áp thấp nhiệt đới vẫn có khả năng xuất hiện trên Biển Đông. Lượng mưa ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ dự báo có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, tuy nhiên, thời kỳ này lượng mưa theo trung bình nhiều năm đã giảm hẳn so với tháng 11, phổ biến ở mức từ 200 - 400mm, riêng một số nơi thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi xấp xỉ 500mm; trong khi đó ở Nam Trung Bộ phổ biến dưới 100mm. Do vậy khả năng mưa lớn dồn dập trong tháng 12 là không nhiều.

“Dự báo, không khí lạnh trong mùa đông 2022 - 2023 hoạt động ở mức tương đương với trung bình nhiều năm. Đợt rét đậm đầu tiên năm nay có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 12 và các ngày rét đậm, rét hại tập trung trong tháng 1 và nửa đầu tháng 2/2023”, ông Hoàng Phúc Lâm cho hay.

Về xu thế nhiệt độ, dịp tết âm lịch năm nay rơi vào tháng chính đông (1/2023), tháng thường có hoạt động nhiều nhất và mạnh nhất của không khí lạnh trong năm nên nhiều khả năng các tỉnh Bắc Bộ sẽ có rét vào khoảng thời gian trước, trong và sau tết âm lịch.

“Tuy nhiên, từ nay đến tết còn gần 3 tháng nữa nên chưa thể dự báo cụ thể thời tiết mấy ngày tết là rét hay ấm, mưa hay nắng”, ông Hoàng Phúc Lâm thông tin.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Việc cắt tỉa cây, mé cành là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng trong mùa mưa bão. Vì vậy, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đã chủ động thực hiện nhiệm vụ này.

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Chủ động các kịch bản phù hợp với từng địa bàn trong thiên tai

Việc giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản và người trong thiên tai, bão lũ, theo đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) thị xã Hương Trà chính là phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” và xây dựng các kịch bản phù hợp với từng địa bàn...

Chủ động các kịch bản phù hợp với từng địa bàn trong thiên tai
Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống

Các chủ đầu tư công trình thủy điện đã chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật tư cùng nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai, chủ động trước mọi tình huống xảy ra.

Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống
Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt

Kinh tế năm 2024 đã đi được ¾ chặng đường trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, ở trong nước, thiên tai, bão lụt, mưa lớn kéo dài trong tháng 9, đặc biệt là cơn bão số 3 đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội, doanh nghiệp và đời sống người dân.

Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt

TIN MỚI

Return to top