ClockThứ Hai, 27/12/2021 10:08

Bộ Giao thông vận tải chủ động quyết định mở đường bay thường lệ quốc tế

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đối với đề nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam về việc sớm cho phép mở lại khai thác chuyến bay thường lệ đi châu Âu, Úc.

Hàng ngàn chuyến bay bị hủy vào dịp lễ Giáng sinh do dịchTiến độ phục hồi của du lịch hàng không toàn cầu vẫn yếu do OmicronMỹ chặn thành công khủng hoảng chuỗi cung ứng, cứu Giáng sinhChuyến bay thẳng thường lệ đầu tiên từ Mỹ của ngành hàng không Việt NamVietnam Airlines thực hiện chuyến bay thẳng thường lệ đầu tiên đến Mỹ

Bay thường lệ quốc tế đến các nước an toàn cao

Bộ Giao thông vận tải chủ động quyết định mở đường bay thường lệ quốc tế

Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ động quyết định nối lại chuyến bay thương mại quốc tế tới các khu vực có hệ số an toàn cao; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổng hợp, xử lý kiến nghị của doanh nghiệp, xem xét kỹ đề xuất của Tổng công ty Hàng không Việt Nam; đồng thời, bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Ngoài đảm bảo an toàn dịch bệnh, chủ trương này phải tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát y tế nhập cảnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải duy trì hoạt động dịch vụ và kinh doanh.

Theo chủ trương đã được thống nhất trong cuộc họp do Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì ngày 10/12/2021, kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế dự kiến thí điểm từ ngày 1/1/2022.

Trước tiên, đường bay tới các địa bàn có hệ số an toàn cao sẽ được mở lại gồm: Bắc Kinh, Quảng Châu (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan - Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), San Francisco, Los Angeles (Hoa Kỳ), Singapore. Thời gian thí điểm từ ngày 1/1/2022.

Việc mở lại đường bay được thực hiện trên cơ sở có hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp y tế phòng dịch đối với người nhập cảnh, đảm bảo an toàn, hiệu quả và thông suốt.

Phó thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất và công bố một phần mềm khai báo y tế áp dụng chung đối với đi lại bằng đường hàng không, để tạo thuận lợi cho việc khai báo của hành khách, hoạt động của doanh nghiệp hàng không, cũng như công tác theo dõi y tế, kiểm soát, truy vết người nhập cảnh.

An toàn phòng dịch là ưu tiên hàng đầu khi bay lại quốc tế thường lệ

Đến thời điểm này, các hãng hàng không đều đã sẵn sàng mở lại các đường bay quốc tế thường lệ từ ngày 1/1/2022 sau khi Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ GTVT. Kế hoạch bay đảm bảo các điều kiện khắt khe phòng chống dịch, nhất là biến chủng mới Omicron.

Theo ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, việc mở đường bay quốc tế thường lệ sẽ tạo thuận lợi cho việc đi lại, từng bước khôi phục du lịch, giao thương quốc tế.

Còn theo đại diện Vietnam Airlines, hãng đã chuẩn bị sẵn nguồn lực để phục vụ các thị trường này với tần suất ban đầu khoảng 2 chuyến/tuần/đường bay để đảm bảo sự khai thác ổn định phục vụ nhu cầu đi lại, cũng như mục tiêu dần củng cố vị thế; các đường bay đến châu Âu và Australia cũng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu về nước giai đoạn trước Tết Nguyên đán cho kiều bào. Bamboo Airways sẽ triển khai đường bay thẳng thường lệ kết nối TP Hồ Chí Minh với TP Melbourne (Australia) ngay từ đầu năm 2022, khi điều kiện thị trường cho phép, với tần suất khai thác dự kiến ban đầu là 2 chuyến khứ hồi/tuần.

Riêng Vietjet cũng công bố các đường bay thẳng đầu tiên đến Nga và châu Âu, với tần suất 2 chuyến/tuần vào các ngày thứ 4 và Chủ nhật từ ngày 3/7/2022; đường bay TP Hồ Chí Minh-Moscow, nối chuyến tại Hà Nội với cùng thời gian và tần suất bay; đường bay Nha Trang-Moscow dự kiến khai thác với tần suất 2 chuyến/tuần vào các ngày thứ 2 và thứ 6 từ ngày 10/7/2022.

Trao đổi vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã giao Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các hãng hàng không chủ động các phương án, quy trình để sẵn sàng triển khai thực hiện từ ngày 1/1/2022, nhất là làm rõ các vấn đề còn vướng mắc, các điều kiện đảm bảo an toàn phòng dịch khi bắt đầu thí điểm mở bay lại.

Qua tìm hiểu, ngay sau khi Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn điều kiện phòng dịch với khách nhập cảnh Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi cho 9 nhà chức trách hàng không tại các thị trường dự kiến khôi phục đường bay và thống nhất phương án triển khai, phân bổ cho các hãng hàng không theo nguyên tắc: Hãng nào đã có đường bay từ trước dịch sẽ được phân bổ; chưa xem xét cho hãng mới trong giai đoạn này.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người nhập cảnh chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trước khi lên tàu bay, khách sẽ phải xuất trình cho nhân viên sân bay nơi cư trú ở đâu. Bộ GTVT cũng sẽ có văn bản thông báo cho địa phương về việc khôi phục một số đường bay quốc tế thường lệ từ ngày 1/1/2022, trong đó đề nghị các địa phương kết nối liên thông phần mềm khai báo y tế PC-COVID-19, IgoVN (của Bộ Công an) để giám sát việc cách ly y tế tại nhà, tại khách sạn của hành khách.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác thị trường du lịch y tế

Nhu cầu du khách nước ngoài đến Việt Nam để kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng và khám, chữa bệnh rất cao. Với thương hiệu y tế của cả đông - tây y và đặc điểm yên bình của Huế, du lịch Cố đô có thể đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này.

Khai thác thị trường du lịch y tế
Khai thác tiềm năng du lịch đường sông

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng du lịch đường sông ở Huế phát triển vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tài nguyên hiện có. Thiếu dịch vụ, hạ tầng giao thông, thiếu liên kết trong phát triển du lịch đường sông là những trở lực khiến du lịch đường sông chưa thể bứt phá.

Khai thác tiềm năng du lịch đường sông

TIN MỚI

Return to top