ClockThứ Hai, 23/11/2015 05:57

Cá con, mực nhỡ

TTH - Năm nào nước mình cũng tổ chức ngày Môi trường thế giới. Khẩu hiệu cờ xí rình rang. Cứ như rằng việc bảo vệ môi trường sống đã đi vào ý thức của mọi người.

Nhưng thực tế không hề vậy. Cứ nhìn mà xem. Ra chợ, những loại tôm cá bé li ti được bày bán hàng ngày. Cứ ước gì, người đánh bắt nghỉ đánh bắt vài ngày trong tháng hoặc dùng lưới mắt lớn hơn thì những con tôm, con cá kia còn cho lại nguồn lợi nhiều hơn. Cho chính người khai thác và cho việc xử sự tốt đẹp với môi trường. Miếng cơm hàng ngày thúc bách không cho phép họ nghĩ đến điều ấy. Nhưng hơn hết, cả hàng ngàn người đánh bắt trên đầm phá, chỉ cần vài người dùng lưới mắt nhỏ thì kéo theo mọi người đều như vậy.

Người không khá đã vậy. Người có đời sống khá hơn thì sao ? Họ cũng góp tay phá hoại môi trường theo một cách khác. Ví dụ chuyện này. Ai cũng cố dùng gỗ cho ngôi nhà của mình. Càng nhiều tiền càng dùng gỗ. Càng dùng nhiều gỗ càng thể hiện đẳng cấp. Ban đầu chỉ là quan tâm đến giá trị sử dụng. Sau đó quan tâm đến sự phô trương. Có vẻ như việc dùng những súc gỗ nguyên khối, to, rộng đang là mốt. Ai dùng ? Chắc chắn không phải người nghèo. Bằng cách sử dụng gỗ như vậy họ đang thúc đẩy việc khai thác rừng đến cùng kiệt.
Nhìn vào việc phá hủy môi trường sống cho chúng ta nhận biết nhiều điều.
Những câu khẩu hiệu “Chung tay bảo vệ môi trường” chẳng qua là những câu khẩu hiệu suông không hơn không kém. Chúng ta nói một đường nhưng thực tế bày ra một nẻo. Điều này lặp đi lặp lại nên nó làm cho đến độ chẳng còn mấy người quan tâm. Nơi nào khẩu hiệu nhiều là nơi đó thiếu tính thực tiễn. Và nơi nào thiếu tính thực tiễn thì dùng khẩu hiệu nhiều nhất (!?) Có phải đất nước nào đang phát triển cũng phải trải qua điều này?
Nó cũng cho thấy một điều, mỗi chúng ta là những cá thể rời rạc chứ chưa cố kết cộ̣ng đồng. Mỗi trường là môi trường chung, nhưng ai cũng theo đuổi mục tiêu riêng, làm sao chúng ta bảo vệ môi trường. Câu chuyện các công ty khai thác khoáng sản giàu sụ và những vùng đất ven biển bị băm nát vì titan là một ví dụ. Các chương trình trồng rừng của quốc tế, của Nhật Bản giúp chúng ta, chưa hẳn là họ thương chúng ta, mà là một hành động bảo vệ môi trường sống của trái đất này, nghĩa là cũng bảo vệ môi trường sống của chính họ.
Chủ trương phải đi kèm theo chính sách. Các loại chất thải nhựa đưa vào môi trường cả hàng trăm năm chưa phân hủy. Nhưng chúng ta đã có chính sách gì cho vấn đề này ? Mua vài con cá đã sử dụng đến hai ba túi nilon. Nếu quyết liệt cấm sản xuất túi nilon làm ảnh hưởng đến môi trường ắt hẳn những cái đầu thông minh sẽ nghĩ ra các vật liệu thân thiện với môi trường thay thế!
Trở lại chuyện “cá con, mực nhỡ”. Chúng ta đã có chủ trương dùng lưới mắt lớn để khai thác các sản phẩm đầm phá nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Người dân ai cũng hưởng ứng chủ trương này, nhưng rồi, họ cũng tự động dùng lưới mắt nhỏ. Ai cũng nghĩ một mình mình dùng chắc chẳng ảnh hưởng gì.

Câu chuyện ngụ ngôn này có vẻ giống thực tế đang diễn ra trong cái bánh môi trường của chúng ta. Đó là chuyện chia pho ma. Miếng pho ma được chia đều cho mọi người. Nhưng đáng tiếc là nó chưa đều. Người ít hơn lại kiện. Cứ mỗi lần kiện thì miếng pho ma lớn bị cạp đi một ít, để cho nó đều nhau. Nhưng miếng của người bị cạp lại nhỏ hơn. Cứ thế đến một lúc ai cũng còn miếng pho ma bé tí. 

Lê Phương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”

Dự án thi công chậm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không đáp ứng được theo yêu cầu, nguyên nhân bắt nguồn từ những vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Dù vậy, vẫn chưa có một kịch bản cụ thể nào cho công tác giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án trọng điểm nhằm giải bài toán vướng mắc trong đầu tư

Giải phóng mặt bằng phải “đi trước một bước”
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: Cần không gian đúng nghĩa

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (gọi tắt Bảo tàng) được thành lập từ năm 2009 và chính thức mở cửa không gian trưng bày mẫu vật từ năm 2020. Tuy còn "sơ khởi", nhưng các khu trưng bày của Bảo tàng đã thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới trẻ đam mê đến tìm hiểu, trải nghiệm về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung Cần không gian đúng nghĩa
Tay đào, tay xoài

Rẽ vào con đường nhỏ gần chợ thị trấn A Lưới, khu vườn của ông Đào Trọng Ninh khiến nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ít ai biết được có cơ ngơi như ngày hôm nay là hành trình hơn 20 năm gắn bó gieo mầm xanh trên vùng đất này.

Tay đào, tay xoài
Return to top