ClockThứ Bảy, 30/10/2021 13:17

Cần có đột phá phát triển kinh tế hộ, quan tâm đến nông thôn và người yếu thế

TTH.VN - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, sáng 30/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia thảo luận trực tuyến về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025. Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cho rằng, cơ cấu lại nền kinh tế ngoài tầm vĩ mô cần có đột phá trong phát triển kinh tế hộ, quan tâm đến nông thôn và người yếu thế.

Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởngBảo hiểm là bệ đỡ cho an sinh quốc gia, dân tộcCơ chế, chính sách đặc thù của Thừa Thiên Huế là mục tiêu phát triển chung của Quốc giaỦng hộ Thừa Thiên Huế thí điểm cơ chế, chính sách đặc thùThảo luận về dự án Luật Cảnh sát cơ động và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế- Nguyễn Thị Sửu tham luận trực tuyến sáng 30/10

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế, bất cứ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội nào cũng không thể tách rời vấn đề nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nặng của đại dịch COVID-19 cũng như cơn lốc đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua. Với một hệ thống chính sách hỗ trợ xuyên suốt cho nền nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng sẽ là kim chỉ nam phát triển bền vững cho kinh tế Việt Nam trong thới gian tới.

Với 10 đề án, quy hoạch liên quan đến cơ cấu lại ngành nông nghiệp sẽ phải hoàn thành chủ yếu trong hai năm 2021, 2022, đòi hỏi sự tập trung cao độ của Bộ chủ trì và các cơ quan liên quan. Đặc biệt là việc phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ tiên tiến phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu giai đoạn 10 năm tới.

“Cần có đột phá trong kinh tế hộ, nhất là hộ nông dân vào đội hình kinh tế hợp tác để chiếm lĩnh kinh tế nông nghiệp nông thôn. Thúc đẩy nâng cấp phát triển hợp tác xã thành doanh nghiệp. Tách lực lượng lao động phi nông nghiệp riêng biệt góp phần thành hệ sinh thái Hợp tác xã và doanh nghiệp, quy mô vừa và nhỏ, tập đoàn… để tương trợ nhau phát triển bền vững”- đại biểu nhấn mạnh.

Trong nhóm cơ cấu lại các ngành dịch vụ, đại biểu Nguyễn Thị Sửu nhấn mạnh, kế hoạch cần dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số để phát triển. Trước ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, cần cơ cấu lại ngành du lịch để thích nghi với tình hình mới.

Trên lĩnh vực phát triển doanh nghiệp nhà nước, đại biểu cho rằng, cần lựa chọn, thanh lọc những doanh nghiệp FDI có hiệu quả trong công nghệ và giá trị gia tăng; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới hoạt động doanh nghiệp nhà nước. Cải tiến tổ chức, hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quyết định của Chính phủ. Vì đây là cơ quan chuyên trách làm đại diện sở hữu đối với Nhà nước; cần tách bạch chức năng quảnl lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước; mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Liên quan đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đại biểu Phạm Như Hiệp, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế băn khoăn về việc đất nước đang không tận dụng tốt thời cơ dân số vàng. Hiện nay công tác đào tạo nhân lực chất lượng, lực lượng công nhân và thợ lành nghề vẫn đang còn thấp, chưa thể đáp ứng nhu cầu thị trường khi chúng ta đang hội nhập mạnh với thế giới. Nếu không tận dụng tốt cơ hội này thì trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ bước qua thời kỳ dân số già với nhiều hạn chế phát triển nền kinh tế.

“Làm sao để tạo cho được chất lượng nguồn nhân lực? Vì nhân lực quyết định cho sự thành công khi vận hành của cả nền kinh tế. Nó không chỉ là lao động mà còn liên quan đến đội ngũ quản lý, các nhà khoa học, nhà quản lý cấp cao để điều hành kinh tế. Chất lượng lao động thì phải đào tạo chuẩn, xây dựng hệ thống quản lý rồi cả chế độ đãi ngộ cho người lao động” Đại biểu Phạm Như Hiệp, ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế đặt vấn đề.

Trong nhóm cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đại biểu cho rằng, việc phát triển Quỹ tín dụng nhân dân nhằm hướng tới mục tiêu chủ yếu là giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên, góp phần cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi,vùng nhiều khó khăn nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, đề nghị xây dựng tiêu chí và cơ chế hoạt động Quỹ thật cụ thể, có tích hợp, lồng ghép các nguồn tín dụng tương liên.

Đại biểu tỉnh Thừa Thiên Huế - Phạm Như Hiệp cũng kiến nghị việc đầu tư công chưa thỏa đáng cho lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó có đường sắt. Tình trạng đường sắt lạc hậu, xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa, gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng. Việc quản lý các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới cần đảm bảo hiệu quả hơn, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí…

Thái Bình (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Return to top