ClockThứ Sáu, 28/07/2023 08:55

Cân đối lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ vừa ra thông báo về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi Basmati). Nguyên nhân là Ấn Độ lo ngại về nguồn cung gạo cùng với giá lương thực trong nước tăng cao. Chính sách này dự báo sẽ tác động lớn đến thị trường thương mại gạo toàn cầu, tạo ra khoảng trống thị trường tiềm năng cho các quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

Ngành hàng lúa gạo cần thêm trợ lực để chuyển từ "lượng" sang "chất"Thúc đẩy hợp tác xã chuỗi giá trịKhi nhu cầu tiêu thụ lúa mì ngày càng tăng, châu Á lo ngại về an ninh lương thựcXây dựng thương hiệu lúa gạo đỏ và nếp rằnBế mạc Festival Lúa gạo Việt Nam lần V

leftcenterrightdel
Thu hoạch lúa tại Quảng Trị.  

Thực tế, ngay sau khi thông báo của Ấn Độ có hiệu lực ngày 20/7, giá gạo xuất khẩu của hầu hết các quốc gia liên tục tăng theo ngày. Đến ngày 27/7, giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 558 USD/tấn, Thái Lan 603 USD/tấn, Pakistan 533 USD/tấn.

Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, chỉ số giá gạo thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 11 năm qua. Nửa đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam đã tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2022, theo diễn biến chung trên toàn thế giới. Nguyên nhân là do tình trạng El Nino khiến sản lượng gạo giảm trên toàn cầu.

Tại Thái Lan, sản lượng gạo năm nay có thể giảm 6%, xuống ở mức từ 25,1 đến 25,6 triệu tấn và còn có thể xuống thấp hơn nếu khô hạn kéo dài gây ra những tác động xấu tới mùa vụ.

Cũng do lo ngại về hiện tượng El Nino, nhiều quốc gia như Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và các nước châu Phi đã đẩy mạnh dự trữ gạo để bảo đảm an ninh lương thực. Mặc dù vậy, dự báo của FAO cũng cho rằng, một số quốc gia ở châu Á và châu Phi có thể sớm phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng khi giá tiếp tục tăng mạnh.

Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo, gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo nhiều biến động như vậy, Việt Nam cũng cần có sự cân đối lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng nội địa để vừa gia tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa bình ổn giá thóc, gạo trong nước và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh đó, triển vọng nguồn cung lúa gạo của Việt Nam cũng được dự báo sẽ giảm nhẹ so với niên vụ trước do ảnh hưởng của El Nino đối với cây trồng.

Do vậy, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo cần phối hợp tổ chức thu mua và tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành, đồng thời nghiêm túc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.

Các doanh nghiệp cần báo cáo định kỳ về lượng thóc, gạo tồn kho; theo dõi sát tình hình thị trường gạo để tổ chức phương án sản xuất, xuất khẩu phù hợp, hiệu quả.

Trong trường hợp giá thóc, gạo hàng hóa tăng quá cao bất hợp lý, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có trách nhiệm tổ chức hệ thống phân phối gạo, cung ứng ngay lượng gạo tồn kho và lượng gạo dự trữ lưu thông để bình ổn thị trường nội địa theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo Nhân Dân điện tử
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

TIN MỚI

Return to top