ClockThứ Năm, 24/10/2019 08:28

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép

TTH.VN - Bộ Quốc phòng tập trung triển khai các lực lượng kiên quyết ngăn chặn và đi đến chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Nâng cao hiệu quả chống khai thác hải sản bất hợp phápGiám sát chặt, không để xảy ra tình trạng khai thác hải sản trái phépCơ hội và thách thức cho ngành thủy sản

Đó là nội dung trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo quốc gia về khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trong thời gian qua, các bộ, ban, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển đã có nhiều nỗ lực trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU, nhất là tập trung vào các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC).

Tuy nhiên, vẫn còn một số nhiệm vụ, công việc đề ra thực hiện chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị để khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của EC. Tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước trong khu vực chưa được khắc phục, một số tỉnh tiếp tục để tàu cá địa phương vi phạm, tiến độ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá chưa đạt theo quy định…

Để kiểm soát, ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng tập trung triển khai các lực lượng kiên quyết ngăn chặn và đi đến chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo lực lượng công an tăng cường công tác nắm tình hình, xử lý kịp thời, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với các vụ việc vi phạm có dấu hiệu môi giới, móc nối của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan theo dõi, đảm bảo việc chấp hành các quyết định xử phạt của người dân.

UBND các tỉnh, thành phố ven biển cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Quốc phòng theo dõi, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển, kịp thời trao đổi thông tin và xử lý nghiêm theo quy định các tàu cá vi phạm. Các địa phương, nhất là các địa phương có tàu cá vi phạm, rà soát, xử lý ngay các tồn tại, đề cao tinh thần trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan khi thực hiện công tác kiểm soát, ngăn chặn tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Về triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng để triển khai hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển kết nối đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

UBND các tỉnh, thành phố ven biển chịu trách nhiệm đảm bảo đúng lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động tổ chức các đoàn công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại địa phương; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU hình thức khen thưởng phù hợp đối với các trường hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng thời tổng hợp, báo cáo các trường hợp thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao làm chậm trễ, ảnh hưởng lớn đến công tác gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC, đề xuất hình thức xử lý thích hợp.

Các Bộ, ban, ngành và UBND các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành các cơ quan, lực lượng chức năng trực thuộc thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU tại đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao, gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện tại cơ sở, có hình thức xử lý kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ không đạt yêu cầu để chấn chỉnh.

Về nhiệm vụ lâu dài, để phát triển ngành thuỷ sản bền vững, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương ven biển tập trung tái cơ cấu ngành thuỷ sản. Trong đó, quy hoạch, xác định rõ nguồn lợi thuỷ - hải sản để tổ chức khai thác hợp lý; từ đó kế hoạch hoá đầu tư, phát triển hạ tầng; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi hải sản.

Đồng thời, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt là phát triển mạnh ngành nuôi trồng trên biển (xác định các mô hình, cách làm hay, phù hợp, hiệu quả).

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top