ClockThứ Hai, 24/07/2023 06:13

Chấn chỉnh, sắp xếp bố trí sử dụng vỉa hè ở phố đi bộ Hai Bà Trưng

TTH - Vừa qua, hàng chục hộ kinh doanh thuê mặt bằng ở vỉa hè phố đi bộ Hai Bà Trưng từ vị trí Tòa nhà VNPT đến Trung tâm giao dịch khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế bức xúc khi Công ty CP Tân Hà WINPRO (đơn vị cho thuê mặt bằng) đã bị UBND phường Vĩnh Ninh chấm dứt bố trí sử dụng dụng vỉa hè nhưng không thông báo, khiến việc kinh doanh bị ngưng trệ.

Tuyến phố “không tiền mặt” ở trung tâm thành phố HuếRa mắt Tuyến phố thanh toán không tiền mặt qua nền tảng Hue-SKhai trương Phố đi bộ Hai Bà Trưng

leftcenterrightdel
Sau gần 4 tháng đưa vào hoạt động, Phố đi bộ Hai Bà Trưng đã trở thành địa điểm vui chơi giải trí, mua sắm và thưởng thức ẩm thực của du khách 

Phố đi bộ Hai Bà Trưng khai trương ngày 26/3/2023 và đã đi vào hoạt động ổn định với hàng chục hộ tham gia kinh doanh mua bán. Tuy nhiên, sau thời gian hợp đồng thuê vỉa hè với UBND phường - Ban Quản lý (BQL) phố đi bộ, Công ty CP Tân Hà WINPRO (gọi tắt là Công ty Tân Hà) vẫn chưa thực hiện một số nội dung đã cam kết liên quan đến việc kinh doanh, buôn bán tại đây. Sau nhiều lần thông báo, đơn vị này vẫn chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu đã cam kết nên đến ngày 12/6/2023, UBND phường Vĩnh Ninh đã ra thông báo về việc chấm dứt việc tạm bố trí sử dụng vỉa hè tại phố đi bộ Hai Bà Trưng đối với Công ty Tân Hà kể từ ngày 20/6/2023.

Để đảm bảo quyền lợi cho các hộ kinh doanh thuê mặt bằng của Công ty Tân Hà, UBND phường - BQL phố đi bộ Hai Bà Trưng đã ra thông báo, đồng thời đề nghị các hộ kinh doanh hiện đang kinh doanh tại vỉa hè từ Tòa nhà VNPT đến Trung tâm giao dịch khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế tại 51 Hai Bà Trưng làm việc với phường liên quan đến việc sắp xếp bố trí sử dụng vỉa hè tại phố đi bộ.

Ông Lê Quang Thơ, kinh doanh mặt hàng kem cuộn ở vỉa hè phố đi bộ chia sẻ: “Sau khi nghe Công ty Tân Hà bố trí cho thuê vỉa hè để kinh doanh, ngày 17/4 tôi đăng ký thuê và đã nộp tiền thuê mặt bằng 3 tháng, mỗi tháng 3 triệu đồng, đồng thời quỵ tiền 1 tháng thêm 3 triệu đồng nữa. Theo hợp đồng, đến ngày 17/7/2023 tôi mới hết hạn hợp đồng, nhưng ngày 20/6 phường đã chấm dứt hợp đồng với công ty nên chúng tôi buộc phải dừng kinh doanh, trong khi đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận lại khoản tiền quỵ 3 triệu đồng và phần tiền thừa với lý do công ty tạm dừng bố trí vỉa hè trước thời hạn”.

Liên quan đến vấn đề trên, lãnh đạo UBND phường Vĩnh Ninh cho rằng, các cơ sở kinh doanh có nguyện vọng lấy lại tiền quỵ đã đóng cho Công ty Tân Hà làm đơn gửi Công an phường, BQL phố đi bộ để các đơn vị làm căn cứ lấy lại tiền cho bà con.

Theo Chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh, ông Nguyễn Đức Tường Thoại, sau khi sự việc xảy ra, UBND phường - BQL phố đi bộ tiến hành làm việc với các hộ kinh doanh buôn bán tại vị trí vỉa hè từ Tòa nhà VNPT đến Trung tâm giao dịch khách hàng của VNPT Thừa Thiên Huế tại 51 Hai Bà Trưng (diện tích 61m2, gồm 21 cơ sở kinh doanh), thông báo về việc đã chấm dứt việc tạm bố trí sử dụng vỉa hè phố đi bộ Hai Bà Trưng cho Công ty Tân Hà, đồng thời tổ chức làm việc với các hộ kinh doanh tại vị trí nêu trên nhằm tạo điều kiện tiếp tục bố trí vỉa hè cho các hộ kinh doanh đã hợp đồng sử dụng vỉa hè của Công ty Tân Hà thuê vỉa hè trực tiếp với BQL phố đi bộ nhằm ổn định hoạt động kinh doanh mua bán ở khu vực nói trên.

Được biết, sau khi nhận công văn của UBND phường Vĩnh Ninh về sự việc nêu trên, UBND TP. Huế đã có thông báo giao Phòng Kinh tế và các đơn vị liên quan tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn BQL phố đi bộ triển khai thực hiện phố đi bộ Hai Bà Trưng theo đề án đã được duyệt; đồng thời yêu cầu UBND phường Vĩnh Ninh căn cứ quy định của pháp luật để giải quyết dứt điểm, đảm bảo theo đúng quy định.

Bài, ảnh: Khánh Thư
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG: Gian nan chấn chỉnh, quản lý

Tình trạng mất trật tự ở lối dẫn vào bến thuyền, vấn nạn “cò” vé, xung đột giữa đơn vị bán vé du lịch với bán vé phục vụ ca Huế… ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Huế nói chung và hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương nói riêng. Dù đã có quy chế quản lý cũng như những biện pháp xử lý, nhưng hiện tượng vi phạm đó vẫn tồn tại.

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Gian nan chấn chỉnh, quản lý
TP. Huế chấn chỉnh tình trạng người ăn xin, bán hàng rong chèo kéo khách du lịch

Trước thực trạng người ăn xin, bán hàng rong chèo kéo khách du lịch tại các địa điểm du lịch, đặc biệt là các phố đêm, phố đi bộ, UBND TP. Huế ban hành công văn chấn chỉnh tình trạng người lang thang ăn xin, bán hàng rong chèo kéo khách du lịch tại phố đi bộ Hai Bà Trưng và phố đi bộ Phạm Ngũ Lão - Chu Văn An - Võ Thị Sáu.

TP Huế chấn chỉnh tình trạng người ăn xin, bán hàng rong chèo kéo khách du lịch
Chấn chỉnh vụ việc cộng tác viên bán tour sử dụng sai hình ảnh

Thanh tra Sở Du lịch vừa có buổi làm việc và chấn chỉnh chủ bài quảng cáo đăng trên mạng xã hội khi quảng cáo tour du lịch Huế, lại sử dụng hình ảnh Tử Cấm Thành của Trung Quốc minh họa cho Đại Nội Huế gây hiểu nhầm và bức xúc cho du khách.

Chấn chỉnh vụ việc cộng tác viên bán tour sử dụng sai hình ảnh
Chấn chỉnh ăn xin, bán hàng rong tại phố đi bộ Hai Bà Trưng

Thực trạng tại phố đi bộ Hai Bà Trưng hiện nay cho thấy, có không ít người bán hàng rong, vé số, ăn xin chào mời, chèo kéo khách du lịch mua hàng, xin tiền gây lộn xộn, ảnh hưởng đến môi trường du lịch của TP. Huế cần phải được chấn chỉnh kịp thời.

Chấn chỉnh ăn xin, bán hàng rong tại phố đi bộ Hai Bà Trưng
Phát triển kinh tế đêm tại huyện Phú Lộc: Nhìn từ phố đi bộ

Phú Lộc là một trong những địa phương thu hút mạnh mẽ khách du lịch. Nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch nhưng việc giữ chân khách ở lại lưu trú vẫn là bài toán gây nhiều trăn trở. Sự ra đời của tuyến phố đi bộ ở Lăng Cô sẽ góp phần tháo gỡ điểm nghẽn, song, phải rút kinh nghiệm từ những phố đi bộ đã có từ trước.

Phát triển kinh tế đêm tại huyện Phú Lộc Nhìn từ phố đi bộ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top