ClockChủ Nhật, 28/09/2014 14:39

Chỉ 50% thẻ ATM là có người sử dụng thực

TTH.VN - Tỷ lệ thanh toán trực tuyến còn quá thấp khi chỉ 50% trong số 72 triệu thẻ ATM đã phát hành có người sử dụng thực, và khoảng 3 triệu thẻ có đăng ký giao dịch trực tuyến. 

Tại tọa đàm “Phát triển thanh toán trong TMĐT” vừa được Bộ Công thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức chiều 26/9, ông Nguyễn Phát Vĩnh Lợi, Trưởng văn phòng Banknet.vn tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, đến hết năm 2013, Việt Nam có khoảng 72 triệu thẻ ATM đã phát hành. Nhưng thực tế, chỉ có khoảng 50% số thẻ ATM là có người sử dụng thực. Trong đó, chỉ có 10% là đăng kí giao dịch trực tuyến, chiếm khoảng 3 triệu thẻ ATM.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ giao dịch, thanh toán trực tuyến ở Việt Nam còn thấp, theo ông Nguyễn Phát Vĩnh Lợi là do cơ sở hạ tầng thanh toán điện tử và thương mại điện tử còn nhiều rủi ro và hạn chế, chưa giúp người tiêu dùng an tâm thanh toán trực tuyến. Còn Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thì cho rằng, nguyên nhân tỷ lệ thanh toán trực tuyến thấp là do người tiêu dùng lo ngại chất lượng mua hàng trên thương mại điện tử.

Kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử gần đây về mua sắm trên mạng cho thấy, 77% người tiêu dùng phản ánh là chất lượng sản phẩm ngoài thực tế và trên mạng không giống nhau, đây chính là trở ngại chính khiến người tiêu dụng ngại mua hàng trên mạng; 38% cho rằng dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn yếu; 20% là giá cả trên mạng không thấp hơn so với thị trường bên ngoài… 

Theo Giao thông vận tải
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Return to top