ClockThứ Tư, 22/07/2015 16:00

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam rời khỏi mức kỷ lục

TTH.VN - ANZ cho biết, Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam (CCI) tháng 7 đã rời khỏi mức cao kỷ lục thiết lập trong tháng 6.

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng ANZ, Chỉ số CCI của Việt Nam giảm 4,5 điểm xuống 138,6 điểm trong tháng 7, sau khi lên mức cao lịch sử 143,1 điểm vào tháng 6.

Tuy nhiên, chỉ số này vẫn đứng trên mức trung bình của cả năm 2014 là 133,3 điểm, và vẫn cao hơn 4,5 điểm so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ số giảm trong tháng 7 chủ yếu do niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới và 5 năm tới giảm, trong khi số người tiêu dùng tin rằng “đây là thời điểm tốt” để mua các vật dụng chính cũng giảm.

Nhiều người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở trạng thái tốt trong 5 năm tới.

Báo cáo của ANZ cho thấy, 34% (giảm 2%) số người tiêu dùng cho biết tình hình tài chính gia đình họ hiện tại “tốt hơn” năm trước, mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 1 năm 2015, trong khi 21% (giảm 1%) số người cho biết tình hình tài chính gia đình họ “xấu hơn”.

Trong số những người được khảo sát, 63% (tăng 2%) kỳ vọng tình hình tài chính gia đình họ sẽ “tốt hơn” vào thời điểm này năm tới, mức cao nhất kể từ trước đến nay, trong khi chỉ có 5% (không thay đổi) dự đoán tình hình tài chính gia đình họ sẽ “xấu hơn”.

Thêm vào đó, 50% (giảm 8%) số người nhận định tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong vòng 12 tháng tới, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2015, trong khi 13% (tăng 3%) số người dự đoán tình hình sẽ ở “trạng thái xấu”.

Về dài hạn, 64% (giảm 2%) số người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng rằng tình hình tài chính Việt Nam sẽ ở “trạng thái tốt” trong 5 năm tới, trong khi 7% (tăng 3%) số người đánh giá tình hình kinh tế sẽ ở “trạng thái xấu”.

Theo ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Nam Á-Đông Nam Á-Thái Bình Dương của ANZ, niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đã rời khỏi mức cao kỷ lục nhưng tiếp tục cho thấy đà phục hồi kinh tế đang mở rộng và mạnh lên.

Sự phân cực trong nền kinh tế Việt Nam hiện đang có chiều hướng thay đổi. Ở giai đoạn trước, sự phục hồi kinh tế được thể hiện bởi sự hoạt động tốt hơn của khu vực xuất khẩu và FDI, trong khi khu vực nội địa và kinh tế hộ gia đình hoạt động kém hơn. Chỉ số CCI cho thấy rõ sự phân cực này đang bắt đầu nhường chỗ cho một nền kinh tế dần ở trạng thái cân bằng hơn.

Chỉ số CCI do ANZ tổng kết.

Tuy nhiên, một sự phân đôi mới đang được hình thành, thể hiện qua việc số người kỳ vọng tình hình tài chính gia đình họ sẽ tốt hơn vào thời điểm này năm sau tăng 2 điểm phần trăm lên mức kỷ lục 63%. Điều này đồng nghĩa với việc đánh giá về tình hình tài chính cá nhân đang đi ngược lại xu hướng kỳ vọng về triển vọng nền kinh tế ngắn hạn và dài hạn đều giảm.

Chuyên gia Glenn Maguire bày tỏ lạc quan về sức mạnh và độ bền bỉ của sự phục hồi nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là phân khúc tiêu dùng trong thời gian tới./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm

Trên những cánh đồng lộng gió mùa hè, một số nơi nông dân tranh thủ gặt lúa, gom lúa, trực canh lúa. Không khí mùa màng khi đêm về náo nức, rộn ràng không kém ban ngày.

Náo nức ra đồng thu hoạch lúa đêm
“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể

Toàn tỉnh hiện có 72 văn bằng chứng nhận sử dụng nhãn hiệu tập thể (NHTT) được cấp cho các tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là con số không nhỏ, khẳng định sự phong phú, chất lượng cũng như tiềm lực phát triển các thương hiệu sản phẩm của Thừa Thiên Huế trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc cần làm sau khi có bằng chứng nhận để phát triển tài sản trí tuệ mang tính tập thể này.

“Nuôi lớn” nhãn hiệu tập thể
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
Return to top