ClockThứ Năm, 23/09/2021 08:45

Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định quản lý động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Bảo vệ rừng, động vật hoang dã từ ý thức người dânHỗ trợ sinh kế để bảo vệ rừngMột số dự án phải đánh giá tác động môi trường

Ngày 22/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Trong đó, Nghị định bổ sung khoản 29 Điều 3 giải thích động vật hoang dã, thực vật hoang dã là những loài động vật, thực vật sinh sống, phát triển trong sinh cảnh tự nhiên, nhân tạo hoặc loài động vật, thực vật được nuôi, trồng trong môi trường có kiểm soát nhưng không phải là vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thuộc một trong các trường hợp sau: a- Loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. b- Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; c- Loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES; d- Loài động vật rừng thông thường; đ- Loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư, trừ một số loài thuộc Danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan công bố.

Bên cạnh đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại như sau: “Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu, định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh".

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 15 về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại. Theo đó, các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên theo trình tự như sau:

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021./.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tự nguyện giao nộp cá thể trăn gấm nguy cấp

Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông thông tin ngày 5/6, đơn vị đã tiếp nhận một cá thể trăn gấm từ ông Hoàng Tôn Bảo Thiện, trú tại thôn Phú Nhuận, xã Hương Xuân (Nam Đông) tự nguyện giao nộp.

Tự nguyện giao nộp cá thể trăn gấm nguy cấp
Lợi ích từ trồng và giữ rừng

Thời điểm này thời tiết ở Huế cũng như khu vực miền Trung nắng nóng, khô hạn hơn mọi năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Nền nhiệt độ cao dị thường có nguy cơ gây ra hệ lụy, như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp; cây trồng giảm năng suất, chất lượng; xâm nhập mặn, tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn.

Lợi ích từ trồng và giữ rừng
Những quy định mới về cấp “sổ đỏ”

Luật Đất đai năm 2024 sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2025 nhưng hiện nay đang rất được người dân quan tâm; đặc biệt là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đối với đất đai chưa có “sổ đỏ” nhưng có giấy tờ khác.

Những quy định mới về cấp “sổ đỏ”
Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Mở rộng các nguồn thu từ rừng, tăng giá trị kinh tế của rừng, góp phần khôi phục chất lượng của các khu rừng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Ðây là một hướng đi quan trọng nhằm phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng trong điều kiện hiện nay.

Tăng giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

TIN MỚI

Return to top