ClockThứ Bảy, 06/10/2018 13:07

Chủ nhân của biển

TTH - Hướng ra biển và làm giàu từ biển là chiến lược phát triển của nước ta. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức trong quá trình phát triển kinh tế biển nói chung, khai thác đánh bắt thủy hải sản nói riêng của nước ta.

Khôi phục, phát triển kinh tế biểnĐón mùa du lịch biển - đầm phá

Khi trở thành chủ nhân thật sự, ngư dân không chỉ làm giàu từ biển mà còn gìn giữ biển trong xanh. Ảnh: Hồ Ngọc Sơn

Việt Nam là một trong những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi, với bờ biển dài trên 3.200km, kéo dài từ Bắc vào Nam và có 28/63 tỉnh, thành phố giáp biển. Tính chung GDP cả nước, khu vực ven biển chiếm tới 60-70%, đời sống người dân vùng biển cải thiện nhanh so với nhiều địa phương không có biển. Việc khai thác, đánh bắt thủy sản gắn bó và tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến đời sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Nhìn lại hơn 10 năm qua, kể từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) ban hành Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 09/NQ/TW, ngày 9/2/2007), nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản nước ta có sự thay đổi vượt bậc.

Không nhìn đâu xa, chỉ riêng với Thừa Thiên Huế điều này cũng thể hiện rõ. Từ chỉ trên 100 chiếc tàu 90-150CV cách đây khoảng hơn 10 năm (2007), đến nay toàn tỉnh có đến gần 600 chiếc công suất từ 90-830CV; trong đó nhiều con tàu được đóng mới từ Nghị định 67. Dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển cả trên bờ lẫn trên biển, với đội tàu hậu cần khoảng 70 chiếc. Bến bãi, luồng lạch, cơ sở sửa chữa tàu thuyền được đầu tư, nâng cấp tạo thuận lợi cho các đội tàu vươn khơi. Các cơ sở chế biến thủy hải sản cũng phát triển mạnh, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân. 

Tổng thể là vậy, nhưng để trả lời câu hỏi ngư dân đã giàu nhờ biển hay chưa là điều không dễ. Chỉ nhìn ở góc độ cung cầu lao động đã thấy những vấn đề cần suy nghĩ. Thông thường, ngành nghề nào có thu nhập cao, ổn định sẽ thu hút được lao động. Trong khi đó, với tiềm năng biển bạc mà đến mùa khai thác các chủ tàu vẫn phải vất vả đôn đáo tìm kiếm bạn thuyền. Điều này chỉ có thể lý giải nghề khai thác, bảo quản, chế biến thủy sản chưa thực sự hiệu quả nên thu nhập của cả chủ thuyền lẫn bạn thuyền chưa hấp dẫn.

Phát triển nghề khai thác, chế biến thủy sản bền vững, hiệu quả là vấn đề đặt ra ngày càng cấp thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tác động của biến đối khí hậu, ô nhiễm môi trường đang làm nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt… Để giải bài toàn này có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, từ cơ chế, chính sách, ứng dụng công nghệ khoa học, đầu tư hạ tầng ven bờ đến phát triển nguồn nhân lực…

Chuẩn bị ra khơi. Ảnh: Hồ Ngọc Sơn

Thực tế hiện nay, hầu hết các tàu đánh bắt xa bờ công suất lớn được đóng mới gần đây đều được trang bị đầy đủ các trang thiết bị nghề cá hiện đại, máy định vị. Nhưng một hạn chế là công nghệ bảo quản sau đánh bắt chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng đến chất lượng, giá trị thủy sản. Tôi từng xem một phóng sự phát trên VTV1 về chợ cá ở Nhật Bản. Cũng là cá ngừ đại dương, nhưng khách mua xem xét rất kỹ “lý lịch” con cá từ vùng đánh bắt, quy trình bảo quản đến màu sắc… Để đáp ứng được các tiêu chí này buộc ngư dân phải chấp hành các quy trình nghiêm ngặt trong quá trình khai thác, bảo quản. Tất cả phải có “hồ sơ” đầy đủ, nếu không chẳng thể vào “sàn” đấu giá chứ đừng nói chuyện đến giá cao thấp.

Không riêng cá ngừ đại dương hay thị trường Nhật Bản mà với độ mở nền kinh tế ngày càng lớn, việc tuân thủ các quy định quốc tế trong việc đánh bắt, khai thác thủy hải sản là điều bắt buộc. Câu chuyện EC cảnh báo "thẻ vàng" đối với thủy sản đánh bắt của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU tháng10/2017 là một ví dụ. Khi bị thẻ vàng, sản phẩm thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU bị giữ lại kiểm tra nguồn gốc khai thác, khiến thời gian kéo dài, chi phí kiểm tra, lưu cảng rất lớn; thậm chí bị trả về. Nếu không nỗ lực khắc phục, thủy sản Việt Nam sẽ bị rút "thẻ đỏ", đồng nghĩa với toàn bộ hoạt động xuất khẩu thủy sản vào EU sẽ bị cấm. Điều này không chỉ tổn hại đến ngành chế biến xuất khẩu mà chắc chắn ngành khai thác khó đứng vững.

Để phát triển kinh tế biển bền vững, giúp ngư dân làm giàu từ biển, nỗ lực từ các cơ quan Nhà nước là chưa đủ mà cần có sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ của bản thân các ngư dân trong đầu tư khai thác, bảo quản cũng như chấp hành  hơn các quy định về ngư trường đánh bắt, ghi chép nhật ký ngư trường… Chỉ khi các chủ nhân thực sự của biển có ý thức và trách nhiệm với biển thì biển mới có thể trong xanh, phát triển bền vững.

HOÀNG MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản
Return to top