ClockThứ Năm, 09/11/2023 11:09

Chuyển đổi số để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

TTH - Cập nhật xu hướng công nghệ mới, thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp (DN) là vấn đề mấu chốt quyết định sự tồn tại và phát triển của DN trong thời đại cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. DN sẽ tăng trưởng nhanh nếu nắm bắt được cơ hội, cập nhật kịp thời xu hướng công nghệ và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghềChuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa

 Ứng dụng công nghệ, đổi mới, cải tiến quy trình sản xuất giúp nhiều doanh nghiệp tăng trưởng khá

Doanh nghiệp phải chủ động nhập cuộc

Đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ DN nâng cao năng suất, chất lượng hay xu hướng đổi mới sáng tạo của các DN... trước CMCN 4.0 là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho DN để tiếp cận, ứng dụng và đổi mới. Việc tiếp cận những thành tựu của CMCN 4.0 là con đường ngắn nhất để các DN bứt phá, tận dụng các cơ hội để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường…

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Kim Tùng chỉ ra rằng, đa phần DN tỉnh là DN nhỏ và vừa với nguồn lực tài chính còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, quy trình chưa tối ưu, nền tảng công nghệ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm quản lý, triển khai… Đại đa số DN còn ở khoảng cách rất xa về năng lực công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ sinh học, công nghệ số... khi cuộc CMCN 4.0 diễn ra. Nên để nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức của cuộc CMCN 4.0 để phát triển bền vững, DN cần chủ động hướng tới tất cả ứng dụng công nghệ mà thời đại 4.0 đang phát triển, không chỉ là công nghệ số, kỹ thuật dữ liệu hay kỹ thuật vật lý, mà cả công nghệ sinh học và các công nghệ mới khác.

Trong môi trường 4.0, công nghệ, cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở lấy sản phẩm làm trung tâm và ứng dụng công nghệ trong dây chuyền sản xuất. Không chỉ chú trọng đầu tư công nghệ sản xuất, các DN cần phải thay đổi công nghệ quản trị. Có nghĩa ứng dụng CNTT trong quản lý kinh doanh, áp dụng các công cụ, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới (như ISO, Lean, 5S, Kaizen, TPT…). Đồng thời DN cần chú trọng và tăng cường quản lý an ninh mạng và đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, tăng khả năng ứng dụng CNTT.

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng, sản phẩm hàng hóa, một số DN đã tích cực trong việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở các chương trình tiêu chuẩn hóa đồng bộ cho các sản phẩm, hàng hóa theo chuỗi giá trị. Nhiều DN đã có những đổi mới, sáng tạo trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm các giai đoạn từ khâu thiết kế sản phẩm, cung ứng nguyên, phụ liệu, sản xuất, xuất khẩu và marketing; đến đổi mới phương thức, mô hình quản trị sản xuất, kinh doanh; đổi mới cách tiếp cận đến các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng phù hợp với cuộc CMCN 4.0.

Nâng cao nâng suất, đảm bảo chất lượng

Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện chương trình quốc gia hỗ trợ DN nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh, Sở KH&CN tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn hóa, năng suất, chất lượng, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, kỹ năng sáng tạo và đổi mới... cho DN. Hỗ trợ cộng đồng DN trong hoạt động chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu đối với các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chủ lực; chứng nhận truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế...

Tỉnh luôn đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm khuyến khích DN đổi mới sáng tạo. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo, hỗ trợ xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, nâng cao năng lực sản xuất, tiêu chuẩn đo lường chất lượng... được ngành KH&CN chú trọng triển khai.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Dương Anh thông tin, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong cuộc CMCN 4.0 và đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Những năm qua, tỉnh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh nhằm hướng tới mục tiêu đếm năm 2025: nâng tỷ trọng đóng góp của kinh tế số từ 15% đến 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo Nghị quyết 12 về chuyển đổi số của Tỉnh ủy.

 Để kết nối tiêu thụ nông sản, nâng tầm nông sản Việt nói chung và nông sản của tỉnh nói riêng cũng như đồng hành cùng DN trong tiến trình chuyển đổi số, Sở TT&TT đã liên kết với một số sàn thương mại điện tử lớn để đưa sản phẩm của địa phương lên sàn qua ứng dụng Hue-S. Không chỉ cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho người mua mà người bán khi tham gia trên sàn thương mại điện tử cũng được cung cấp các tiện ích, dịch vụ, chiết khấu tốt nhất có thể; đồng thời cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin sản phẩm.

Bài, ảnh: Liên Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi số

Với quân số chiếm hơn một nửa toàn lực lượng, tuổi trẻ Công an tỉnh đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo trong nhiệm vụ chuyển đổi số, thể hiện rõ trong triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ.

Gương mẫu, đi đầu trong chuyển đổi số
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Return to top