ClockThứ Năm, 13/10/2022 13:45
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS:

Hạ tầng đi trước một bước

TTH - Tăng tốc thu hút đầu tư hạ tầng là một trong những nỗ lực của tỉnh nhằm tăng tính cạnh tranh và thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics tại cảng Chân Mây.

Hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho tàu container vào cảng Chân MâyThiện chí trong đầu tư, đưa cảng Chân Mây phát triển hơnCảng Chân Mây đón tàu container quốc tế đầu tiên

Cảng Chân Mây đang được tập trung đầu tư hạ tầng

Đầu tư hạ tầng kết nối

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), cảng biển Thừa Thiên Huế được xác định là cảng biển tổng hợp quốc gia, cảng đầu mối khu vực (loại I).

Trong đó, khu bến Chân Mây (nằm trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô) gồm các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho các nước: Lào, Thái Lan; có khả năng tiếp nhận tàu hàng trọng tải đến 70.000 tấn, tàu container sức chở >4.000 TEU, tàu khách quốc tế đến 225.000 GT, tàu hàng lỏng/khí trọng tải >150.000 tấn.

Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm 2022, lượng hàng qua cảng Chân Mây khoảng 2,8 triệu tấn. Dự báo cả năm 2022 đạt khoảng 4 triệu tấn.

Theo ông Lê Văn Tuệ - Trưởng ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, hiện hạ tầng giao thông trong Khu kinh tế, công nghiệp đã và đang được đầu tư hoàn chỉnh, kết nối các khu công nghiệp, khu phi thuế quan trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô bằng cả đường bộ lẫn đường sắt. Đây là một lợi thế trong vận chuyển hàng hóa.

Trong đó, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã đầu tư một số trục giao thông chính để kết nối các khu công nghiệp đến cảng Chân Mây như đường nối Quốc lộ 1A – cảng Chân Mây với chiều dài 7km, mặt cắt rộng 44m; đường trục chính cảng Chân Mây với chiều dài 3km, mặt cắt rộng 44m, đường ven biển Cảnh Dương, đường Tây cảng Chân Mây với chiều dài 5km, mặt cắt rộng 15m đã thông suốt.

Hệ thống giao thông đối ngoại cũng được đầu tư, đảm bảo kết nối đến các cửa khẩu quốc tế trong khu vực và các Khu công nghiệp của tỉnh (Phú Bài, Phú Đa, La Sơn, Tứ Hạ, Quảng Vinh, Phong Điền). Đây là điểm nhấn quan trọng tạo nên sự thuận tiện trong luân chuyển hàng hóa. Và không thể phủ nhận, những đầu tư cho hạ tầng khu kinh tế nói chung và hạ tầng khu bến Chân Mây nói riêng đã tạo nên những bước đi quan trọng trong hoạt động của cảng.

Thúc đẩy phát triển logistics

Trên cơ sở xác định hạ tầng là mũi nhọn trong thu hút đầu tư, tỉnh đã và đang kêu gọi đầu tư nhiều dự án vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Trong đó, ưu tiên những dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế và cảng biển.

Cụ thể, ở lĩnh vực kinh doanh đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, tỉnh kêu gọi đầu tư 4 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại Khu công nghiệp kỹ thuật cao với diện tích gần 1.500ha.

Trong lĩnh vực logitics, tỉnh cũng đang kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư kinh doanh logistics đầu tư vào khu hậu cần cảng với diện tích khoảng 46ha. Đây là cơ sở, là tiền đề để thu hút tàu container cập cảng Chân Mây, phát triển dịch vụ logistics tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo ông Phan Quốc Sơn – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư, quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 1012/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ), tại khu vực Hành lang kinh tế đường 9 sẽ quy hoạch xây dựng 1 trung tâm logistics hạng II có quy mô tối thiểu 10ha đến năm 2020 và trên 20ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh, thành: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng; kết nối với các cảng cạn, cảng biển (Hòn La, Chân Mây), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình).

“Hiện Thừa Thiên Huế đã đăng ký với Bộ Công thương thực hiện quy hoạch 1 trung tâm logistics hạng I, diện tích khoảng 20 ha tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; đồng thời đã làm việc với Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công thương để được hướng dẫn đề cương, nhiệm vụ lập đề án quy hoạch chi tiết”, ông Sơn cho hay.

Bài, ảnh: Nhân Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

TIN MỚI

Return to top