ClockThứ Hai, 28/03/2016 05:16

Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may: Cần chuyển dịch đồng bộ

TTH - Đề án phát triển khu công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành dệt may với diện tích khoảng 400 ha, đặt tại KCN Phong Điền đang mở ra hướng đi mới trong việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, đề án khó phát huy hiệu quả khi đa số các DN dệt may chủ yếu sản xuất dưới hình thức gia công.

Bị động

Nhà máy sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Vinatex Hương Trà ở cụm công nghiệp Tứ Hạ, thị xã Hương Trà đang vận hành hết công suất để kịp sản xuất lô hàng xuất khẩu sang châu Âu. Với lợi thế trực thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam nên DN luôn chủ động được nguồn hàng, trong đó chuyên sản xuất veston nữ, quần âu, áo COAT, váy cho Tập đoàn CAMEO ở châu Âu và các đối tác lớn ở Mỹ, Canada. Năm 2016, công ty phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 3,4 triệu USD.

Sản xuất tại công ty Vinatex Hương Trà, đơn vị phấn đấu chuyển dịch từ gia công sang làm hàng FOB để chủ động nguồn nguyên phụ liệu 

Tuy nhiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH May Vinatex Hương Trà Lê Thanh Liêm cũng thẳng thắn: “Lâu nay, DN hoạt động dưới hình thức gia công cho các đối tác ở châu Âu, Mỹ, Canada…nên 100% nguyên phụ liệu do đối tác cung cấp chứ không thể chủ động và lựa chọn nguồn hàng. Chính sự bị động này gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất. Trong khi đó, trong nước hiện vẫn chưa hình thành chuỗi cung ứng CNHT chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất.”

 Là DN sản xuất hàng dệt may xuất khẩu ra đời gần 10 năm nay, song đến đầu năm 2016, Công ty CP dệt may Phú Hòa An mới phát triển được nguồn hàng FOB (tự chủ nguyên liệu sản xuất và bán hàng trực tiếp) lên tỷ lệ 30%. Năm 2016, để đạt kế hoạch kim ngạch xuất khẩu trên 7 triệu USD, DN đang tìm kiếm các khách hàng mới, khai thác các đối tác ngoài châu Âu để sản xuất hàng FOB. “Sau khi phát triển nguồn hàng FOB, DN chủ động nhập nguyên phụ liệu từ vải, cúc, chỉ và các phụ kiện sản xuất từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương nên thuận tiện hơn so với đối tác chỉ định từ các tập đoàn nước ngoài. Tuy nhiên, nếu hình thành được chuỗi cung ứng CNHT dệt may trong tỉnh, DN sẽ thuận lợi hơn nhiều và giảm bớt gánh nặng các khoản chi như cước vận chuyển, phí hải quan…”, ông Lê Hồng Long, Giám đốc Công ty CP dệt may Phú Hòa An chia sẻ.

Chuyển dịch

Thực tế, khoảng 80% DN dệt may trên địa bàn chủ yếu sản xuất dưới hình thức gia công, tỷ lệ sản xuất sản phẩm khâu cuối chỉ đếm trên đầu ngón tay nên việc xây dựng các nhà máy sản xuất hàng phụ trợ sẽ gặp khó. DN gia công hàng cho các đối tác nên nguyên liệu sản xuất đều do đối tác cung cấp hoặc chỉ định chứ không được quyền lựa chọn. Vì vậy, thực tế đặt ra là song song với kêu gọi nhà đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, cần định hướng để các DN chuyển dần từ gia công sang làm hàng FOB.

Lý giải vấn đề này, ông Lê Thanh Liêm cho rằng: “Đa số các DN dệt may trên địa bàn chủ yếu sản xuất dưới hình thức gia công nên không chủ động được nguyên phụ liệu đầu vào. Vì vậy, muốn hình thành các nhà máy CNHT dệt may đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu tại chỗ thì phải kêu gọi các tập đoàn lớn từ Mỹ, Hàn Quốc, Canada để sản xuất nguyên phụ liệu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tác”.

 Để phát triển CNHT ngành dệt may, trước mắt các DN cần nâng cao chuỗi liên kết khép kín quy trình sản xuất từ sợi- dệt- nhuộm hoàn tất- may, đồng thời phải chuyển từ hình thức gia công sang làm hàng FOB và ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm) hay OMB (sản xuất nhãn hiệu gốc). Điều này sẽ giúp gia tăng giá trị của sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và giảm nhập siêu. Bên cạnh đó, để sản xuất nguyên phụ liệu theo quy trình khép kín đòi hỏi phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đảm bảo các tiêu chí sinh học nhằm đảm bảo môi trường cũng như sức khỏe người lao động và kinh phí cho dự án này là không nhỏ. Vì vậy, cần quan tâm xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải tại các khu công nghiệp trong tỉnh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư, Phan Thiên Định cho biết: “Với mong muốn đưa lĩnh vực dệt may phát triển theo hướng bền vững và đảm bảo đủ nguyên phụ liệu sản xuất cho các DN, cuối năm 2015 Sở phối hợp với các cơ quan liên quan, Ban điều phối Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung triển khai xây dựng đề án “Phát triển khu CNHT ngành dệt may” với diện tích khoảng 400 ha, đặt tại KCN Phong Điền. Hiện, đề án được UBND tỉnh trình Chính phủ, các bộ ngành Trung ương xem xét phê duyệt. Nếu đề án được thông qua, sẽ tạo ra cơ hội tốt cho tỉnh và các tỉnh miền Trung giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy phát triển lĩnh vực dệt may”.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Return to top