ClockThứ Tư, 31/03/2021 09:10

Quý I, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng gần 20%

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2021 ước đạt 18,34 tỷ USD; trong đó xuất khẩu đạt 10,61 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu đạt 7,74 tỷ USD, tăng 44,7%. Giá trị nông, lâm, thủy sản quý I xuất siêu khoảng 2,87 tỷ USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Quản lý xe ô tô được hưởng quyền ưu đãi nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượngXuất nhập khẩu hồi phục mạnh mẽ, Việt Nam xuất siêu 2,03 tỷ USD trong quý I/2021FTA thế hệ mới: Dấu mốc quan trọng trên con đường hội nhậpMiễn thuế hàng hóa xuất, nhập khẩu theo điều ước quốc tếXuất khẩu vũ khí trên toàn cầu lần đầu chững lại sau hơn một thập kỷ

Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh minh họa: TTXVN

Trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 4,12 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 57,4% so với tháng 2/2021; trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 1,75 tỷ USD, lâm sản chính ước đạt 1,52 tỷ USD, thủy sản đạt 685 triệu USD và chăn nuôi đạt 37 triệu USD...

Tính chung quý I, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 10,61 tỷ USD, tăng 19,7% so với quý I/2020. Riêng nhóm nông sản chính xuất khẩu đạt 4,59 tỷ USD, tăng 10,2%; lâm sản chính đạt 3,94 tỷ USD, tăng 41,6%; thủy sản đạt 1,69 tỷ USD, tăng 3,3%; chăn nuôi 89 triệu USD, tăng 34,7%.

Quý I, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái như: cao su, chè, rau quả, sắn, tôm, các sản phẩm lâm sản. Cụ thể, giá trị xuất khẩu cao su đạt khoảng 721 triệu USD, tăng 116%; chè đạt 41 triệu USD, tăng 6,2%; rau quả khoảng 944 triệu USD, tăng 6,1%; sắn đạt 116 triệu USD, tăng 23,3%; tôm đạt 773 triệu USD, tăng 8,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 3,7 tỷ USD, tăng 41,5%; mây, tre, cói thảm đạt 199 triệu USD, tăng 49,2%...

Tuy nhiên, vẫn có những mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm như: cà phê đạt 771 triệu USD, giảm 11,3%; gạo đạt khoảng 606 triệu USD, giảm 17,4%; hạt điều 634 triệu USD; giảm 5,8%; cá tra đạt 373 triệu USD, giảm 2,6%...

Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới các thị trường  thuộc khu vực châu Á chiếm 54,4% thị phần; châu Mỹ 32,2%; châu Âu 11,8%...  Trong số đó, 4 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn quốc đều có sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu với mức tăng lần lượt là 45,8%, 39,5%, 3,4% và 9,5%.

Về nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong quý I tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020 bởi nhiều nhóm mặt hàng tăng mạnh. Cụ thể nông sản chính tăng 66,7%; nhóm hàng thủy sản tăng 21,6%; nhóm lâm sản chính tăng 34,7%; sản phẩm chăn nuôi tăng 14%; nhóm đầu vào sản xuất tăng 37,8%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, để thúc đẩy xuất khẩu, bộ đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, đồng thời phổ biến, hướng dẫn các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong thương mại nông sản, định hướng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tại các thị trường trọng điểm.

Các đơn vị chức năng tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phối hợp với các đơn vị liên quan trong mạng lưới phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động - thực vật (SPS) mới của Việt Nam đã thông báo với WTO.

Với thị trường trong nước, bộ tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19. Các đơn vị theo dõi, nắm bắt tình hình giá cả, nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước và Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn

Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh đang tăng lên. Điều này kéo theo những vấn đề lo ngại về bệnh tật, nguồn thức ăn cho thủy sản, môi trường nước và các chi phí khác... Việc nghiên cứu thành công sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho một số loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh mở ra cơ hội mới và những lợi ích kinh tế, xã hội đi kèm.

Thêm nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản an toàn
Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 3/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Nhận hối lộ” xảy ra tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 - 2022; khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn “Bắt bị can để tạm giam”, “khám xét” đối với 5 đối tượng về hành vi “Nhận hối lộ” quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật hình sự.

Khởi tố vụ án tham nhũng tại Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế
FAO: Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo

Trong một cuộc họp gần đây ở Italy, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã đưa ra một báo cáo quan trọng về nghề đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản, trong đó, nhấn mạnh nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào Chuyển đổi Xanh để thực phẩm thủy sản có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc chấm dứt tình trạng đói nghèo toàn cầu.

FAO Cần tăng cường vai trò của thủy sản trong việc chấm dứt đói nghèo
Return to top