ClockThứ Sáu, 11/03/2022 06:02

Sản phẩm OCOP góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp

TTH - Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương. Giai đoạn 2021- 2025, phấn đấu có ít nhất 150 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó phát triển mới 30 sản phẩm (6 sản phẩm ý tưởng mới/năm).

Nhiều sản phẩm OCOP tham gia hội chợ thương mại tại Hương ThủyPhát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với sản phẩm OCOPBay xa cùng OCOPTiếp thị cho sản phẩm OCOP

Sản phẩm mây tre đan Quảng Điền đang dần tạo được thương hiệu, hướng xuất khẩu

Nhiều sản phẩm mới

Sản phẩm trà rau má, trà túi lọc tại HTX NN Quảng Thọ 2 (Quảng Thọ, Quảng Điền) được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh từ năm 2020. Để tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, phấn đấu đề xuất Bộ NN&PTNT công nhận sản phẩm đạt 5 sao, hướng đến xuất khẩu, HTX NN Quảng Thọ 2 đang đầu tư thêm mô hình rau má hữu cơ khoảng 1ha.

Hiện sản phẩm các loại trà tại HTX với sản lượng tiêu thụ khoảng 15 nghìn hộp/năm. Trong giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19, sản lượng tiêu thụ có giảm nhưng sản phẩm trà rau má vẫn “góp mặt” qua các kênh tiêu thụ ở nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các quầy lưu niệm có bán sản phẩm nông nghiệp.

Ông Hoàng Minh Tài, Phó Giám đốc HTX NN Quảng Thọ 2 thông tin, tham gia chương trình OCOP, sản phẩm các loại trà, matcha rau má tươi của HTX được hướng dẫn hồ sơ đăng ký, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm thêm các “kênh” cho thị trường đầu ra cũng như đưa sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất.

Hiện, ban chủ nhiệm HTX đã đưa sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử, xúc tiến hoàn thiện hạ tầng nhằm mở rộng diện tích, tìm kiếm thêm đầu ra cho sản phẩm. Với sản lượng 2.500 tấn rau má tươi (60ha)/năm, HTX đang phát triển thêm diện tích rau má hữu cơ, VietGAP.

UBND huyện Quảng Điền đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 8/7/2019 về Chương trình OCOP. Qua rà soát, đánh giá hiện có 10 sản phẩm thế mạnh gồm rau má tươi, rau an toàn, khoai lang tím, bún tươi, bún khô, nước mắm, tôm chua, trà rau má, mây tre đan, du lịch cộng đồng.

Huyện chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp với các địa phương làm hồ sơ, thủ tục công nhận các sản phẩm OCOP. Kết quả, có 2 sản phẩm gồm Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá và Trà rau má được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao; 2 sản phẩm rau sạch Quảng Thành và Bún bánh Ô Sa đang trình UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao và 2 sản phẩm nước mắm, mắm làng nghề Tân Thành, xã Quảng Công và sản phẩm mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú là 2 sản phẩm thuộc dự án khung chỉ đạo điểm của Bộ NN&PTNT hiện đang hoàn thiện hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao theo quy định.

Ngoài ra, huyện Quảng Điền cũng triển khai 17 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Qua đánh giá, trong các chuỗi liên kết đã thực hiện, đa số các chuỗi đều được thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm khá tốt, có doanh nghiệp ký hợp đồng, liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra và có hướng triển vọng tiếp tục liên kết tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.

40% chủ thể OCOP là hợp tác xã

Theo Chi cục Phát triển nông thôn, hiện trên địa bàn tỉnh có 34 chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP với 36 sản phẩm. Năm 2021-2025, phấn đấu ít nhất 150 sản phẩm được được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; củng cố và nâng cấp ít nhất 60% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng giai đoạn 2019-2020 (15 sản phẩm). Phát triển từ 2 - 5 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; 100% sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa tham gia chu trình OCOP và tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm tại cấp huyện, tỉnh; ít nhất 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao, phát triển theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ, quy mô lớn và ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản trị chất lượng, tham gia thị trường xuất khẩu và 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP.

Ông Võ Văn Tần, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn khẳng định, trong giai đoạn sắp đến cần ưu tiên phát triển các HTX, DN nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là HTX và 30% chủ thể là các DN; có hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP Thừa Thiên Huế. Trong đó, phấn đấu xây dựng 1 trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP; 5 trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, khu trung tâm có vị trí thuận lợi (gắn sản phẩm OCOP 5 sao) và có 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại...

Đến nay, UBND tỉnh đã công nhận 40 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 12 sản phẩm đạt 4 sao và 28 sản phẩm đạt 3 sao và đang lập hồ sơ đề nghị Bộ NN&PTNT đánh giá, phân hạng 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao. UBND tỉnh đề nghị Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP về dịch vụ du lịch cộng đồng giai đoạn 2021-2025 đạt tiêu chuẩn 5 sao của Trung ương tại điểm du lịch cộng đồng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi (Quảng Điền) và điểm du lịch sinh thái cộng đồng làng A Nôr, xã Hồng Kim (A Lưới).

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC
Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024. Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Bộ đã và đang thực hiện 5 giải pháp để góp phần thực hiện thành công Chiến lược này.

Triển khai các giải pháp góp phần thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Hướng nghiệp cho ngành nông nghiệp

Trái ngược với nhu cầu tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ngày càng lớn thì số lượng sinh viên theo học ngành này ngày càng giảm sút.

Hướng nghiệp cho ngành nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top