ClockThứ Sáu, 04/08/2023 17:42

Sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

TTH.VN - Ngày 4/8, Viện Kinh tế môi trường Việt Nam phối hợp với Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Sản xuất và tiêu dùng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Trường đại học Kinh tế trao bằng cho 96 tân thạc sĩ và 353 tân cử nhânGần 500 cơ hội việc làm và thực tập sinh cho sinh viênTrao bằng cho hơn 800 tân tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân2 dự án của sinh viên Đại học Huế vào chung kết cuộc thi khởi nghiệpHơn 2.400 cơ hội việc làm, thực tập sinh cho sinh viên

leftcenterrightdel
 Các đại biểu trao đổi ý kiến tại hội thảo

Chuyển đổi sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững là cách tiếp cận hiệu quả và toàn diện nhằm tiến tới đạt được các mục tiêu của phát triển bền vững. Sản xuất, tiêu dùng bền vững là việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn; đồng thời giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguyên liệu độc hại; giảm phát thải các chất ô nhiễm trong toàn bộ vòng đời sản phẩm với mục tiêu không gây nguy hại cho các thế hệ tương lai.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về các nôi dung chính, như chi phí giảm thải ô nhiễm nước thải ngành công nghiệp chế biến thủy sản; nông nghiệp thông minh với khí hậu của các nông hộ; phát triển nông nghiệp hữu cơ, chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, để từ đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Hội thảo lần này nhằm tìm thêm những giải pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững; góp phần đạt được các mục tiêu đã đặt ra của Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030. 

ĐỨC QUANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

TIN MỚI

Return to top