ClockThứ Sáu, 16/07/2021 15:22

Song hành mục tiêu thu ngân sách và hỗ trợ sản xuất kinh doanh

TTH.VN - Sáng 16/7, Bộ Tài chính tổ chức hội nghị sơ kết ngành Tài chính 6 tháng đầu năm 2021 với sự tham gia của các đầu cầu bộ, ngành và địa phương. Dự hội nghị sơ kết có Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Tạm giam đối tượng gây tai nạn chết người rồi bỏ trốnXây dựng bia tưởng niệm 13 liệt sĩ hy sinh tại Tiểu khu 67Cần những chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận cho doanh nghiệp vận tải

Hội nghị được trực tuyến tại điểm cầu trụ sở Bộ Tài chính; điểm cầu tại 5 tổng cục thuộc Bộ; 62 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, có sự tham gia của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Các chính sách hỗ trợ tài chính được triển khai

Thừa Thiên Huế thu ngân sách đạt 88,3% dự toán năm

Theo Bộ Tài chính, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm 2021 được triển khai trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch COVID-19.

Trong 6 tháng đầu năm thu NSNN đạt 781 nghìn tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019. Các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đều đạt trên 52% dự toán và tăng trên 17% so với cùng kỳ. Cả nước có 60/63 địa phương đảm bảo tiến độ dự toán thu nội địa (đạt trên 50%), trong đó 48 địa phương đạt trên 55% dự toán; có 54/63 địa phương có tăng trưởng thu, trong đó một số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại Thừa Thiên Huế, tổng thu NSNN được HĐND tỉnh giao đầu năm 6.065 tỷ đồng, trong khi đó thu NSNN 6 tháng đạt gần 5.358 tỷ đồng, bằng 88,3% dự toán và tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước. Dự toán giao 5.597 tỷ đồng, 6 tháng đạt 4.971 tỷ đồng, bằng 88,8% dự toán và tăng 30,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết và thu phí tham quan di tích thì thu NSNN đạt 3.519 tỷ đồng, bằng 74,4% dự toán, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước. Hầu như tất cả các khoản thu đều đạt cao, trên 50% dự toán. 

Tổng chi ngân sách địa phương HĐND tỉnh giao đầu năm 10.679 tỷ đồng, 6 tháng đạt chi gần 4.330 tỷ đồng, bằng 40,6% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 30,6% dự toán

Căn cứ số liệu thu NSNN 6 tháng đầu năm, với dự kiến tình hình dịch vẫn được kiểm soát tốt như hiện nay, Thừa Thiên Huế dự kiến thu NSNN cả năm sẽ đạt khoảng 8.500 tỷ đồng, vượt 41,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Riêng thu nội địa đạt 8.100 tỷ đồng, vượt 44,7% dự toán, trong đó, thu nội địa không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết đạt 5.800 tỷ đồng, vượt 23% dự toán.

Tập trung các giải pháp thu ngân sách

Trong bối cảnh chịu tác động của đại dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất ban hành và ban hành theo thẩm quyền các giải pháp chính sách tài khóa tiếp tục thực hiện trong năm 2021 để phòng, chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh.

Các doanh nghiệp đã vượt khó trong sản xuất kinh doanh

Theo đại diện Bộ Tài chính, với mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, để đạt được mức tăng trưởng cả năm 6-6,5%, các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục nỗ lực, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu đạt cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và NSNN đã đề ra.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương tinh thần phấn đấu của toàn ngành Tài chính và các địa phương trong thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách trong 6 tháng qua. 

Đồng thời, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tài khóa, kể cả các giải pháp về thuế, phí để trình cấp có thẩm quyền quyết định, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Tập trung điều hành chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm đi đôi với tăng cường phối hợp, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; linh hoạt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh việc giải ngân. Trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay, Bộ cần theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường nhất là các mặt hàng quan trọng thiết yếu, nguyên nhiên phụ liệu đầu vào… để kịp thời đề xuất các giải pháp cân đối cung – cầu, bình ổn giá cả thị trường.

Các địa phương phải chỉ đạo sát sao thực hiện giải pháp về tài chính ngân sách đã được Quốc hội, Chính phủ quyết định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế, Hải quan, tăng cường quản lý thu; chống thất thu, chống chuyển giá; quản lý chặt chẽ hoàn thuế, xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; dự báo và đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn để có giải pháp chỉ đạo, điều hành thu phù hợp; phấn đấu tăng thu tối thiểu 3-5% so dự toán Quốc hội giao. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2022, kế hoạch tài chính NSNN 3 năm 2022-2024 và kế hoạch tài chính 5 năm 2021-2025.

Bài, ảnh: Hoàng Anh

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Giá xăng gần 21 nghìn đồng/lít

Đó là thông tin vừa được Liên Bộ Công Thương-Tài chính công bố điều chỉnh giá xăng dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 7/11.

Giá xăng gần 21 nghìn đồng lít

TIN MỚI

Return to top