ClockThứ Tư, 13/12/2017 10:45

Xuất khẩu dệt may có thể đạt 34 tỷ USD trong năm 2018

Với tiền đề vững chắc này, xuất khẩu dệt may dự kiến có thể đạt kim ngạch từ 33,5-34 tỷ USD trong năm 2018.

Sẽ nghiên cứu lập trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm dệt mayXuất khẩu dệt may 2018: Cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh thị trườngBước đệm cho lao động dệt mayXuất khẩu dệt may và giày dép mang về 15 tỷ USD trong 5 tháng

Thông tin trên vừa được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra tại buổi họp báo về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành trong năm 2017, do Hiệp hội này tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11/12.

Theo ông Vũ Đức Giang, để đạt được mục tiêu xuất khẩu trên, ngành dệt may đã xây dựng một số giải pháp mang tính chiến lược cho sự phát triển của ngành trong năm 2018.

May hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế.

Cụ thể, VITAS sẽ xây dựng chiến lược phát triển công nghệ 4.0 vào ngành dệt may Việt Nam.

Đây là một giải pháp bắt buộc phải có của các doanh nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh, tạo sự đột phá, khác biệt trong ngành so với những năm trước cũng như đi trước so với một số nước ASEAN.

Trong năm 2018, VITAS sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư FDI vào các lĩnh vực hiện đang thiếu hụt trong ngành, nhằm hạn chế tối đa việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu, góp phần tăng thặng dư thương mại.

Dự kiến thặng dư thương mại của ngành dệt may trong năm 2018 sẽ là 18 tỷ USD, thay vì chỉ khoảng 15,5 tỷ USD như năm nay.

VITAS hướng các doanh nghiệp tập trung vào mô hình quản lý LEAN (sản xuất tinh gọn), đặc biệt là đầu tư vào sản xuất xanh, sạch, an toàn và giảm thiếu tối đa áp lực thời gian làm việc trong ngành, tạo động lực làm việc cho người lao động.

Song song với các giải pháp trên, ngành dệt may cũng hướng tới việc tập trung xây dựng chiến lược phát triển hàng thời trang, thiết kế nhằm xây dựng các thương hiệu thời trang Việt Nam cũng như đảm bảo việc tự túc trong sản xuất FOB (tự chủ nguyên phụ liệu) và ODM (tự thiết kế, sản xuất).

Đồng thời, xây dựng chuỗi liên kết hợp tác trong hội viên nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành dệt may trong thời gian tới.

Về phần thị trường xuất khẩu, đại diện VITAS cho biết, mặc dù không có TPP nhưng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) khác mà Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành dệt may trong thời gian tới.

Đơn cử như FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực vào cuối năm 2016 đã giúp hàng dệt may Việt Nam có mặt trở lại ở thị trường Nga, tạo ra sự ổn định lớn về mặt thị trường khi không có TPP.

FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng đang tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành dệt may, nhất là trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp sản xuất...

Đáng chú ý, trong năm 2017, hàng dệt may Việt Nam cũng tạo được sự đột phá mới khi xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc.

Dù hiện chỉ chiếm tỷ trọng xuất khẩu khá ít, khoảng 3%, nhưng đây sẽ là tiền đề để tăng xuất khẩu dệt may vào thị trường này, giảm tỷ lệ nhập siêu (nhập nguyên liệu) trong thời gian tới.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu

Không phải đối mặt với áp lực thiếu đơn hàng, nhiều DN xuất khẩu đang tăng tốc sản xuất tận dụng các cơ hội mới từ thị trường.

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu

TIN MỚI

Return to top