ClockThứ Năm, 25/08/2022 13:45

Cùng tín dụng chính sách đầu tư cho tam nông

TTH - Với sự đồng hành của tín dụng chính sách (TDCS), huyện Phong Điền đã có những bước tiến trong phát triển tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân), góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

“Bà đỡ” xây dựng nông thôn mới ở Quảng ĐiềnĐiểm tựa vững chãi cho người nghèo

Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành bà đỡ cho tam nông

Vốn thuộc diện hộ cận nghèo của xã Phong Mỹ, anh Trần Văn Nhật Lâm, thôn Hưng Thái phải làm thuê làm mướn do không có đất sản xuất, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Năm 2016, đang trong lúc khó khăn, anh được tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) kết nạp vào tổ và được Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) xét cho vay số tiền là 50 triệu đồng để thuê đất trồng rừng (cao su) và nuôi ong lấy mật. Bước đầu sản xuất, chăn nuôi gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ luôn tìm tòi học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và chăm sóc rừng mà kinh tế gia đình anh dần khấm khá.

Theo anh Lâm, hiện gia đình có được gần 2ha cao su cho thu hoạch và 150 đàn ong đang lấy mật hàng tháng. Với nguồn thu trên, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, gia đình vẫn thu lãi gần 150 triệu đồng/năm. Năm 2021, gia đình được xã công nhận là hộ thoát nghèo bền vững. Từ nguồn vốn vay và vốn dành dụm, gia đình cũng mua được thêm 1ha đất rừng để sản xuất và từng bước có tích lũy.

Không riêng gì anh Lâm, thông qua các chương trình TDCS đã góp phần không nhỏ khơi thông dòng vốn tín dụng vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực trong phát triển tam nông tại Phong Điền.

Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, nếu như trước đây, chỉ có Ngân hàng NN&PTNT cho vay lĩnh vực tam nông thì hiện nay đã có Ngân hàng CSXH huyện tham gia cho vay lĩnh vực này. Việc triển khai thực hiện những chương trình TDCS ưu đãi thông qua Ngân hàng CSXH huyện trong gần 20 năm đã góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực tam nông trên địa bàn huyện. Với mô hình các điểm giao dịch của Ngân hàng CSXH được đặt tại 16 xã, thị trấn đã hỗ trợ tài chính và cung cấp dịch vụ ngân hàng tới đại đa số người dân trên địa bàn huyện.

Nhờ đó, TDCS đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực tam nông tăng trưởng đều qua các năm. Tính đến 30/6/2022, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này thông qua Ngân hàng CSXH huyện đạt 260,2 tỷ đồng/tổng dư nợ 443,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 58,7%. Mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình đã được nâng lên đến 100 triệu đồng. 6 tháng đầu năm 2022, mức dư nợ tín dụng đối với tam nông tăng 8,6%, tương ứng với doanh số cho vay mới là 72,7 tỷ đồng.

Ông Tuấn chia sẻ, kết quả đầu tư TDCS trong tam nông đã góp phần không nhỏ giúp người dân, doanh nghiệp có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này. Nguồn vốn này còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân khu vực nông thôn, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản,  góp phần tích cực tạo sự bứt phá trong tăng trưởng GDP. Diện mạo vùng nông thôn huyện cũng có nhiều thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân ngày càng được cải thiện. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao.

Hoạt động của Ngân hàng CSXH cũng cho thấy, đây là công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền địa phương góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, đưa tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2003 - 2017 từ 12,32% xuống còn 7,45%; giai đoạn 2017 - 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ 7,45% xuống còn 3,80%.

Bài, ảnh: Tuấn - Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
Singapore đầu tư gần 750.000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần

Tại Hội nghị thượng đỉnh Các thành phố thế giới đang diễn ra ở Singapore, Chính phủ Singapore cho biết sẽ đầu tư 1 triệu SGD (khoảng 743.000 USD) vào một dự án kéo dài 3 năm để tìm hiểu về những tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần của con người, từ đó giúp định hình cách thức quy hoạch thành phố và làm cho thành phố trở nên lành mạnh và đáng sống hơn.

Singapore đầu tư gần 750 000 USD nghiên cứu tác động của môi trường xây dựng đến sức khỏe tinh thần
Đề xuất đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

Đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Chính phủ đề xuất huy động nguồn lực thực hiện khoảng 122.250 tỷ đồng cho giai đoạn 2025-2030, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp được bố trí tối thiểu khoảng 77 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%).

Đề xuất đầu tư hơn 122 nghìn tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

TIN MỚI

Return to top