ClockThứ Năm, 27/04/2023 14:37

Để khách vui lòng

TTH - Festival Nghề truyền thống Huế năm 2023 diễn ra từ ngày 28/4 đến 5/5 cho tôi cảm nhận về sự phong phú của "tinh hoa nghề Việt" của một vùng đất. Nơi đây đã sản sinh nhiều món hàng chất lượng, mẫu mã đẹp bắt mắt thu hút khách hàng; trong đó có khách du lịch.

Phục hồi, phát triển nghề truyền thốngNón Vân Thê đại diện nón Huế tham dự Festival Nghề truyền thốngHáo hức tình nguyện phục vụ Festival Nghề truyền thống Huế“Khuấy động” phố đêm

leftcenterrightdel
 Hàng thủ công mỹ nghệ Huế triển lãm ở các hội nghị, hội chợ trong và ngoài địa phương

Trước thềm sự kiện này, tôi rảo các phố chọn mua các món hàng thủ công mỹ nghệ theo yêu cầu của bạn phương xa. Món hàng mà tôi mua được là con vật, tượng Phật, ngôi chùa ở Huế làm bằng đồng và những món mây tre đan được xem là đặc trưng của địa phương với phương thức sản xuất chủ yếu thủ công.

Để làm hài lòng một khách hàng như tôi, trước hết là giá cả mà chị chủ hàng đã đưa ra cách so sánh và những thông tin thị trường có thể tin được. Tuy vậy vẫn có thể nhận thấy sự luống cuống của người bán bởi thông tin thị trường, nhất là giá cả với những loại hàng hóa đặc trưng này vẫn chưa nhiều và khó so sánh.

Nhưng có lẽ điều khiến tôi thay đổi suy nghĩ về việc mua bán hàng hóa ở các điểm đến du lịch là sự chân thành của người bán và khả năng "tiêu dùng thông thái" của mình.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm đặc trưng truyền thống phát triển trong thị trường dịch vụ du lịch. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm này đã có thêm những kết quả đáng kể khi các cơ sở sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả cạnh tranh. Đây là kết quả từ nỗ lực của các địa phương trong việc định hình thương hiệu sản phẩm hàng hóa lưu niệm, hỗ trợ điều kiện sản xuất, quảng bá sản phẩm làng nghề... đã góp phần để nhiều sản phẩm có sức tiêu thụ cao, tạo việc làm đáng kể cho người dân.

Tuy vậy, nhìn chung thì dễ thấy thị trường hàng hóa tại các điểm du lịch ở địa phương chưa thoát khỏi cảnh trầm lắng do nhiều yếu tố; trong đó, có một phần đáng kể do đại dịch COVID-19. Hoạt động của nhiều làng nghề nổi tiếng lâm vào cảnh lao đao, bởi giảm sút nguồn tiêu thụ sản phẩm từ cơ sở dịch vụ ở các điểm đến du lịch.

Hơn nữa, thời gian qua, thỉnh thoảng lại rộ lên tình trạng không mấy vui khi ở đâu đó du khách đến Huế sử dụng dịch vụ, sản phẩm du lịch nhưng chưa hài lòng, đã làm tan biến nhanh chóng những ấn tượng đẹp về điểm đến mà địa phương dày công tạo dựng. Người bạn làm hướng dẫn khách du lịch kể rằng, có những cú "nói thách" khi du khách mua sản phẩm đặc trưng địa phương đã được truyền tải nhanh, làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch địa phương.

Trên địa bàn tỉnh thời điểm này, khảo sát qua các làng nghề, các phố bán hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm vẫn chưa mấy "sướng mắt". Nhiều chủ cơ sở cho biết, hàng hóa lưu niệm chủ yếu là những món đơn giản, có giá thấp, lâu nay tiêu thụ mạnh nhờ khách nội địa, nhưng tình hình bán mua không mấy thuận lợi do việc chi tiêu được khách cân nhắc kỹ hơn.

Rào cản lớn nhất về việc tiêu thụ hàng hóa, nhất là sản phẩm lưu niệm ở những điểm đến du lịch, trước hết có lẽ xuất phát từ tâm lý "qua đường" từ người bán lẫn người mua. Lâu nay, tâm lý không ít người bán là bán một lần rồi thôi, vì khách du lịch ít có cơ hội trở lại. Còn người mua cũng mang nặng tâm lý hoài nghi về chất lượng, giá cả hàng hóa ở những điểm đến du lịch, bởi họ không có nhiều cơ hội để "định lượng" và chưa sẵn sàng cho việc bảo vệ quyền lợi của mình.

Chưa bàn về thái độ phục vụ, tình trạng chèo kéo, tranh giành diễn ra ở các điểm bán hàng cũng gây ấn tượng chưa tốt cho người tiêu dùng.

Để khai thông thị trường ở những điểm bán hàng này, đầu tiên nên khai mở tâm lý cho cả người bán và người mua. Khi đôi bên có được sự tin cậy mới tính đến việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Bài, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế còn gìn giữ và lưu truyền nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc sắc, có nhiều tài nguyên du lịch văn hoá và tài nguyên du lịch thiên nhiên có thể kết hợp với du lịch nghề, làng nghề truyền thống. Đó là cơ sở để mảnh đất Cố đô phát triển loại hình du lịch bổ trợ cho thế mạnh du lịch văn hóa - di sản.

Phát triển du lịch làng nghề tại Thừa Thiên Huế
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa
Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân

Vùng đồi Thủy Xuân, TP. Huế nổi tiếng với những ngôi chùa cổ như Từ Hiếu, Đông Thuyền, Bảo Lâm, Châu Lâm, Diệu Nghiêm... Lạc bước vào chốn mây gió tiêu diêu với nhiều rặng thông vi vu trên những sườn đồi này, vào buổi sớm tinh mơ hay khi hoàng hôn về, nghe trong gió tiếng chuông chùa ngân vang và cả những tiếng mõ đều đều từ những cánh cửa chùa vọng lại. Chợt thấy lòng êm dịu và thanh thản lạ thường.

Nghề làm mõ trên đồi Thủy Xuân
Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách

Cùng với các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử trên địa bàn, du lịch làng nghề truyền thống đã và đang được du khách ưa chuộng khi nhiều cơ sở kinh doanh, làng nghề triển khai nhiều cách làm hay vừa giúp tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình, vừa bảo tồn và phát triển nghề truyền thống.

Du lịch làng nghề hấp dẫn du khách
Return to top