ClockThứ Năm, 08/10/2020 13:15

“Đến chợ Đông Ba không lo về giá”

TTH - Theo số liệu thống kê, 9 tháng đầu năm 2020, tiền cho thuê mặt bằng tại chợ Đông Ba chỉ được 2,7 tỷ đồng. Tính trung bình, mỗi tháng tiền cho thuê mặt bằng khoảng 300 triệu đồng.

Xây dựng chợ Đông Ba trở thành thương hiệu và niềm tự hào của người dân Huế

Niêm yết giá và bán theo giá niêm yết sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng khi đến chợ Đông Ba. Ảnh: BẢO CHÂU

Vì những khó khăn trong kinh doanh do dịch bệnh nên Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa quyết định giảm 50% tiền thuê mặt bằng trong năm 2021. Cứ giả sử như năm tới, nguồn thu từ tiền thuê mặt bằng vẫn giữ như năm 2020 thì con số tuyệt đối được giảm cho khoảng 1.800 tiểu thương cũng chỉ chừng 2 tỷ đồng. Con số này không phải là lớn. Điều lớn hơn có lẽ nó nằm ở mặt tinh thần: Chính quyền thật sự chia sẻ những khó khăn của người dân bằng những hành động thiết thực, cụ thể. Nếu nhìn nhận như vậy thì chúng ta sẽ thấy, con số 2 tỷ đồng sẽ không là vấn đề lớn hay nhỏ nữa. Cách ứng xử của chính quyền như thế rất dễ thuyết phục lòng dân.

Trong buổi gặp mặt với tiểu thương chợ Đông Ba vào ngày 5/10, điều đầu tiên Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhắc đến đó là truyền thống và thương hiệu của chợ.

Đông Ba là một ngôi chợ có lịch sử lâu đời (hơn 120 năm) và là một thương hiệu lớn. Nói đến Đông Ba là người ta biết đến Huế. Không nói ra nhưng hàm ý rằng, Đông Ba như là một “đại sứ” của Huế. Chính vì nổi tiếng cho nên nó là một trong những địa chỉ du lịch thu hút khách. Chợ truyền thống ở Việt Nam ta e có đến hàng ngàn nhưng chợ nổi tiếng, có thương hiệu không phải là nhiều, mà Đông Ba là một thương hiệu lớn.

Chợ Đông Ba là 1 trong 5 ngôi chợ nổi tiếng cả nước. Ảnh: NGUYỄN PHONG

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, Đông Ba là một trong 5 ngôi chợ nổi tiếng trong cả nước. Người viết chợt nhớ những ngôi chợ có đặc trưng rất khác biệt ở Thừa Thiên Huế. Ví dụ như chợ nổi Vinh Hiền (Phú Lộc), chợ Ngư Mỹ Thạnh (Quảng Điền). Đây là những ngôi chợ họp trên mặt nước, mua bán những sản vật đánh bắt được ở đầm phá. Mọi hoạt động mua bán diễn ra chóng vánh từ tờ mờ sáng đến khi mặt trời lên là hết. Nó lao xao sinh động, một hình ảnh rất đẹp trên đầm phá trong buổi bình minh. Hay như phiên chợ sớm vùng cao A Lưới, việc họp chợ cũng rất sớm. Buổi sớm khi chợ chưa đông người, thì phiên chợ sớm đã hình thành. Bà con đồng bào vùng cao mang những gùi sản vật của nhà, của rừng về bán. Giá trị kinh tế của phiên chợ sớm này không cao nhưng sự sinh động, tính khác biệt thì ít nơi nào có. Nếu quảng bá tốt nó rất có thể trở thành một sản phẩm du lịch thu hút du khách.

Du khách tham quan mua sắm tại chợ Đông Ba. Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

Điều thứ hai Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý là văn minh, lịch sự và xây dựng tính chuyên nghiệp trong phục vụ. Có khi phục vụ chính mình, ở mức độ nào đó “thì sao cũng được” nhưng đã phục vụ khách du lịch là phải văn minh, lịch sự và chuyên nghiệp. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ còn nhắc đến những điều cụ thể: “Đến chợ Đông Ba thì không lo về giá”. Xây dựng tính chuyên nghiệp không phải là dễ, đối với chợ đôi khi lại càng khó hơn. Nhưng nếu thiếu vắng nó thì sức hút của ngôi chợ cũng không đạt được cao. Tiểu thương chợ Đông Ba đã làm khá tốt tính văn minh, lịch sự và cả tính chuyên nghiệp- niêm yết giá rõ ràng. Có lẽ điều này có được từ tính cạnh tranh mà ra. Ai cũng nhỏ nhẹ với khách. Trước đây, nói thách là chuyện cơm bữa. Đáng lý đúng giá một đồng thì mình nói đồng hai. Nếu khách không trả giá thì nghiễm nhiên khách mất đi hai hào. Cho nên từ lâu, cứ người bán ra giá thì người mua trả giá, lâu ngày thành một thói quen ở chợ. Trên mạng còn lưu lại những thông tin báo chí, trong năm 2017, qua kiểm tra, ngành chức năng đã xử lý 410 vụ niêm yết và bán sai giá, với số tiền xử phạt là 210 triệu đồng.

Không gian hai bên bờ sông Hương kéo dài từ Đập Đá đến cầu Ga giờ được chỉnh trang rất đẹp. Chợ Đông Ba nằm ở một vị trí đắc địa là bên sông Hương, sát cầu Trường Tiền cũng nổi tiếng chẳng kém. Thành phố Huế đã có đề án xây dựng và phát triển chợ đêm Đông Ba. Đây là điều kiện tốt để Đông Ba giữ vững và phát huy thương hiệu.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ
Giải phóng mặt bằng: Dân chủ để dân đồng thuận

Phát huy dân chủ ở cơ sở trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cho người dân đối với các chương trình, dự án (DA) trọng điểm đã và đang được cấp ủy, chính quyền địa phương, hệ thống chính trị của TP. Huế triển khai thực hiện với quyết tâm: Tạo được sự đồng thuận của người dân.

Giải phóng mặt bằng Dân chủ để dân đồng thuận
Đồng hành xây dựng hình ảnh chợ Đông Ba

Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, Hội Cựu chiến binh Ban Quản lý (CCB BQL) chợ Đông Ba thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng...

Đồng hành xây dựng hình ảnh chợ Đông Ba
Giải phóng mặt bằng: Đối thoại để gỡ khó

Tăng cường đối thoại, gặp gỡ người dân không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương, mà còn là sự kỳ vọng, mong muốn của người dân trước những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Giải phóng mặt bằng Đối thoại để gỡ khó

TIN MỚI

Return to top