ClockThứ Tư, 10/02/2021 08:29

Dệt may hy vọng sớm phục hồi nhờ tận dụng các FTA

Ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định Thương mại tự do vừa được ký kết, tạo tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn.

Hàng xuất khẩu Hàn Quốc sang New Zealand sẽ được miễn thuế từ năm 2021Việt Nam, Anh và lợi ích từ FTA Anh - ViệtHàn-Trung tìm cách đẩy mạnh thương mại tự do song phương

Năm 2021 vẫn sẽ đầy khó khăn và bất định đối với ngành dệt may.

Trong tháng 1, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc trong tháng ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020. Do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, dự báo năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định, năm 2021 vẫn sẽ đầy khó khăn và bất định đối với ngành dệt may. Trong đó, xu thế giảm giá, hàng hoá đơn giản sẽ thay thế hàng thời trang, dẫn tới năng lực sản xuất sẵn có sẽ trở nên dư thừa và xuất hiện nhiều yêu cầu các năng lực sản xuất mới. Dù vậy, năm 2021, ngành dệt may vẫn đặt kế hoạch bằng 2020, xuất khẩu cao nhất đạt 39 tỷ USD.

Bộ Công Thương dự báo, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định Thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới, ngành dệt may cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, cần tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp dệt may, đưa doanh nghiệp dệt may tiếp cận với không gian chung của ngành thời trang thế giới.

Đồng thời, ngành dệt may cần tiếp tục tận dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do, kể cả những yếu tố mới mà Hiệp định RCEP mang lại, nhất là phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Trao 108 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và khó khăn

Sáng 25/9, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em (CTXH-QBTTE) phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Quỹ Hy vọng tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh khuyết tật, học sinh là nạn nhân chất độc da cam của các huyện, thị xã, TP. Huế và trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn của 2 huyện Quảng Điền và Phú Lộc.

Trao 108 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và khó khăn

TIN MỚI

Return to top