ClockThứ Sáu, 26/06/2015 09:36

Dệt may Việt Nam “hút” vốn đầu tư nước ngoài

TTH.VN - Với lợi thế về nhân công, môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam được dự báo sẽ là điểm đến của các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

Hôm nay (25/6), tại Hà Nội diễn ra “Diễn đàn Dệt May Việt Nam 2015”, với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sợi.

Theo Hiệp hội Bông-sợi Việt Nam, ngành dệt may Việt Nam những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh về năng lực sản xuất, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới.

Đến năm 2030, quy mô sản xuất hàng dệt may toàn thế giới sẽ mở rộng gấp đôi so với hiện nay. Doanh số đạt hơn 1.660 tỷ USD; sản lượng của khu vực châu Á sẽ chiếm khoảng 60% sản lượng dệt may thế giới, quy mô sản xuất tại châu lục này cũng sẽ tăng gấp 2,4 lần so với thời điểm hiện nay.

Đặc biệt, Việt Nam có lợi thế về nhân công, môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nên dự báo sẽ là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư dệt may lớn trên thế giới.

Diễn đàn dệt may Việt Nam 2015

Tại diễn đàn, các Tập đoàn dệt may và các chuyên gia kinh tế đã chia sẻ thông tin thị trường dệt may quốc tế và cơ hội ngành dệt may Việt Nam; xu hướng dịch chuyển đầu tư của các nhà sản xuất dệt may thế giới, phương thức liên kết các chuỗi cung ứng quốc tế của các thương hiệu toàn cầu…

Các đại biểu nhận định, ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới cần khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các khâu trong chuỗi sản xuất như dệt nhuộm; đồng thời, khai thác hết các tiềm năng của thị trường trong nước, tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tại một thị trường nhất định.

Để đón làn sóng đầu tư vào ngành dệt may và chuẩn bị tâm thế gia nhập các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới, bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may sẽ phải nỗ lực để kêu gọi các doanh nghiệp kể cả nước ngoài cũng như trong nước đầu tư vào những điểm yếu nhất.

Ngoài ra, theo bà Dung, cần phải tăng cường mối liên kết trong ngành giữa các nhà sản xuất may với các nhà sản xuất nguyên phụ liệu phụ trợ, để tận dụng được các thành phẩm của nhau để làm nguyên liệu sản xuất cho dệt may. Như vậy, dệt may Việt Nam mới đáp ứng được xuất xứ và được hưởng lợi từ FTA, trong đó có TPP./.

Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng Điền bổ sung vốn đầu tư công trung hạn hơn 72 tỷ đồng

Chiều 20/5, HĐND huyện Quảng Điền tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 13, HĐND huyện khóa XI nhằm thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương và về việc điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước huyện năm 2024; đồng thời, thực hiện một số quy trình về nhân sự.

Quảng Điền bổ sung vốn đầu tư công trung hạn hơn 72 tỷ đồng
Phân loại và biến rác thành tài nguyên

Những tưởng sẽ "chết yểu" như cách đây mười mấy năm, nhưng hoạt động "phân loại rác tại nguồn" đang được nhân rộng và dần triển khai đại trà trên toàn tỉnh. Phân loại rác tại nhà, tại nguồn còn được ứng dụng "công nghệ số" để tăng tính tiện ích và hiệu quả, góp phần cùng phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" đi vào khuôn khổ, thường xuyên.

Phân loại và biến rác thành tài nguyên

TIN MỚI

Return to top