ClockThứ Ba, 16/05/2023 14:33

Đổi thay bên ni bờ phá Tam Giang

Bình yên Quảng NgạnCú hích cho phát triển du lịch đầm phá Tam Giang

Bên tê phá có nhiều ngôi chợ lớn từ Vĩnh Tu, chợ Đò, chợ Mới, chợ Biện, chợ Đại Lược... thì cả vùng Quảng Thái, Quảng Lợi, Phong Chương rộng lớn chỉ có chợ Nịu (Quảng Thái) là đáng kể. Chợ Nịu nhỏ, người buôn bán cũng ít. Chợ họp vào buổi chiều hàng ngày. Chỉ đi mấy bước chân là đã hết chợ nhưng luôn ấn tượng. Đó là ngôi chợ quê nhất trong các chợ quê khi có mấy người vừa chẻ trìa vừa bán, có mấy mệ bán những xâu thuốc lá Phong Lai khô, có mấy o bán mấy mớ rau, mấy củ riềng... Hình như người đi chợ chủ yếu là người làng với nhau nên chẳng mấy khi thấy ai mặc cả.

Nhưng nói về khắc nghiệt của vùng đất bên ni phá Tam Giang là phải đến mùa gió Lào. Nếu như bên tê phá, gió Lào và nắng hạn đến mấy thì vẫn có hệ thống ao hồ, nhất là các con mội từ nước mạch ngầm dưới độn cát chảy dọc theo các xóm thì bên này, gió Lào phá Tam Giang nước mặn chát, hệ thống ao hồ kiệt nước. Hạn đến mức là những cái vũng để trâu nẹp (nằm) cũng chỉ còn lại một lớp bùn khô.

Có hai loại cây trồng là đặc trưng của vùng quê cát nóng này. Thứ nhất là cây lúa cưỡng - giống lúa cổ truyền có thể chịu được hạn và mặn. Thứ hai là cây thuốc lá chủ yếu ở làng Phong Lai, Quảng Thái, được trồng trên đất cát cũng chịu hạn kiên cường. Bởi thế, đến bây giờ cây lúa cưỡng và cây thuốc lá vẫn được nông dân bên phá gieo trồng.

Nhớ lần đầu về tác nghiệp ở xã Quảng Lợi vào một ngày hè. Tiếp tôi là anh Quốc, Chủ tịch UBND xã. Anh Quốc kể, anh từng đi làm ăn ở Tây Nguyên, trong đó người quê mình nhiều lắm và nhờ bôn ba rứa mới trưởng thành để chừ làm chủ tịch xã; rồi chuyện người dân Ngư Mỹ Thạnh đến trước sân nhà anh ngủ qua đêm để yêu cầu đừng dẹp nò sáo...

Phải đến sau cơn bão kinh hoàng năm 1985 họ mới chịu lên bờ định cư. Làng Ngư Mỹ Thạnh thuộc xã Quảng Lợi bây chừ, người dân không chỉ biết đánh bắt cá tôm mà còn biết làm du lịch...

Nhưng phải mất đến ba mươi năm họ mới có được sự đổi đời như hôm nay. Nhớ những năm đầu thập niên 2000, chúng tôi về làng Ngư Mỹ Thạnh khi làng còn nghèo lắm. Nghề chính của họ vẫn là đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang. Tiếng là đã dựng nhà trên bờ nhưng họ lại thích sống trên đò hơn. Có những căn nhà gió lùa trống hoác. Lại có những đôi vợ chồng trẻ cưới nhau xong tách khỏi cha mẹ lại xuống đò làm nhà. Chiều xuống, cá tôm vừa đánh bắt về là luộc ngay làm mồi nhấm rượu. Đàn ông uống rượu, đàn bà thổi cơm, cho con bú. Tôi hỏi răng họ lại không lên nhà để sinh hoạt, thì được giải thích: “Họ quen sống với đò rồi, phải vận động từ từ để thay đổi thói quen của họ. Tất nhiên, mùa mưa bão họ phải lên bờ...”.

Đó là chuyện của hai chục năm trước. Làng Ngư Mỹ Thạnh bây chừ đã là làng chài du lịch cộng đồng khá nổi tiếng khi nhắc đến phá Tam Giang. Nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh, họa sĩ đã về đây để tìm cảm hứng sáng tác. Cảnh bình minh ở phiên chợ sớm mai tại làng chài Ngư Mỹ Thạnh phá Tam Giang khi ngư dân vừa đi đánh bắt đêm về với cá tôm tươi rói đầy thuyền thật đẹp.

Tôi nhớ có lần một cô bạn ở Quảng Nam nhờ tôi thiết kế cho một chuyến hoàng hôn ngắm phá Tam Giang cho nhóm văn nghệ sĩ xứ Quảng. Chúng tôi về làng Ngư Mỹ Thạnh, rồi theo đò ra giữa phá Tam Giang ngắm hoàng hôn, hưởng gió và thưởng thức tôm cá Tam Giang. Chuyến đi đó thật vui khi được nghe mấy nhà thơ xứ Quảng đọc thơ trên phá Tam Giang. Riêng tôi có một niềm vui riêng khi chứng kiến một làng Ngư Mỹ Thạnh sạch và đẹp, người dân đã quen với cuộc sống mới trên bờ và có thêm một nghề mới là làm du lịch...

Phi Tân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Đổi thay từ các dự án chương trình mục tiêu quốc gia

Thông qua việc thực hiện các dự án (DA) với nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), bộ mặt nông thôn vùng miền núi đã có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi “giảm sâu”, nhiều mô hình kinh tế mở ra hướng đến sản xuất bền vững.

Đổi thay từ các dự án chương trình mục tiêu quốc gia
Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Đi kèm những định hướng, quy hoạch cụ thể của chính quyền, để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, yếu tố quan trọng nhất vẫn là phát huy được sự đồng thuận của cộng đồng dân cư. Sự bổ trợ lẫn nhau của 2 yếu tố này đã tạo dựng niềm tin và là động lực để người dân mạnh dạn đầu tư, phát triển du lịch cộng đồng.

Đổi thay từ du lịch cộng đồng
Trải nghiệm cung đường chạy bên phá Tam Giang

Giải chạy Half Marathon huyện Quảng Điền lần thứ I, năm 2023 (Quảng Điền Half Marathon) hứa hẹn mang đến cho các vận động viên (VĐV) được trải nghiệm những cung đường chạy giữa thiên nhiên bạt ngàn màu xanh của ruộng đồng và điệp trùng sóng nước Tam Giang.

Trải nghiệm cung đường chạy bên phá Tam Giang
Về Huế mùa này

Mình sẽ được ăn món chi rứa em? Là câu chị hỏi trong điện thoại hôm qua. Em kể một hơi làm răng hết. Gần hai ngàn món ăn của Huế người ta đã liệt kê. Từ dân dã cho tới sơn hào hải vị, từ bình dân cho tới quý tộc thượng lưu, cung đình. Ẩm thực Huế đã là một đẳng cấp vượt trội. Em mời chị một vòng xe với mấy món nhỏ nhỏ thương thương, nếm trải hương vị ẩm thực mùa hè xứ Kinh kỳ chị nhé.

Về Huế mùa này
Return to top