ClockThứ Ba, 25/04/2023 05:58

Đồng hành với doanh nghiệp tạo tác động xã hội

TTH - Doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB) không còn là cái tên mới lạ trong những năm gần đây, khi những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp SIB ngày càng được ghi nhận, cùng với đó, các hoạt động đồng hành và hỗ trợ cũng được tổ chức đã góp phần xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp SIB bền vững.

Đồng hành cùng doanh nghiệp tạo tác động xã hộiNhà đầu tư “nắm đằng chuôi”?Tạo động lực chuyển đổi số trong doanh nghiệp

leftcenterrightdel
Doanh nghiệp tạo tác động xã hội đang nhận được sự đồng hành của các sở, ngành 

Tạo giá trị tích cực cho cộng đồng

Có quá trình hoạt động kết hợp giữa mô hình kinh doanh thương mại với các mục tiêu tạo tác động tích cực đối với môi trường và xã hội, các doanh nghiệp SIB đang góp phần quan trọng trong giải quyết các thách thức xã hội và môi trường một cách bền vững.

Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt là một trong số đó. Khi doanh nghiệp này đang góp phần tạo nên những tác động lớn giúp khôi phục và phát triển làng nghề cỏ bàng, đưa sản phẩm từ cỏ bàng đạt đến một giá trị mới, tạo việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người dân nhất là phụ nữ yếu thế nông thôn. Với chiến dịch phát triển sản phẩm của mình, doanh nghiệp này còn góp phần bảo vệ môi trường thông qua các sản phẩm cũng như tận dụng được những diện tích hoang hóa để khôi phục và bảo tồn giống sen cũng như đồng hành phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích…

Kinh doanh với người có thu nhập thấp mà Huế Việt đang theo đuổi là 1 trong 4 nhóm SIB. Mô hình kinh doanh này tạo ra tác động lớn thông qua việc cải thiện khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ cho người có thu nhập thấp; tạo cơ hội thu nhập, việc làm cho người thu nhập thấp giúp họ trở thành nhà cung cấp, phân phối, người sử dụng lao động hoặc nhân viên của doanh nghiệp.

Ngoài ra, theo quan điểm của bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FIIS, ngoài nhóm kinh doanh với người có thu nhập thấp, khu vực SIB còn có thể đánh giá trên 3 nhóm khác, như: doanh nghiệp xã hội; kinh doanh xã hội; nhóm khởi nghiệp tạo tác động xã hội. Tại Việt Nam có khoảng 4% số doanh nghiệp đang hoạt động được xếp vào nhóm doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Các doanh nghiệp SIB, nhất là các doanh nghiệp do người yếu thế làm chủ hoặc làm việc với người yếu thế (phụ nữ, người khuyết tật…), vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức để đạt được cả hai mục tiêu là tạo ra doanh thu đồng thời tạo ra những tác động tích cực cho xã hội.

leftcenterrightdel
Đa dạng sản phẩm từ cỏ bàng là cách doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương 

Đồng hành cùng doanh nghiệp SIB

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp SIB là thiếu vốn, thiếu thông tin và thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu kiến thức và kỹ năng về quản trị doanh nghiệp. Các SIB cũng chịu những thách thức ngoại cảnh như tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, thiếu các đơn vị trung gian hỗ trợ, thiếu sự kết nối của các thành viên trong hệ sinh thái, thiếu nhận thức của xã hội, thiếu các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Vì thế, tăng khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước được xem là động lực lớn giúp doanh nghiệp SIB phát triển bền vững.

Để xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp SIB bền vững, theo ông Phan Quốc Vinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Ơ kìa nước Mỹ chia sẻ, cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp SIB. Trên cơ sở đánh giá, xác định doanh nghiệp SIB sẽ có những hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của các sở, ngành cần có những ưu tiên cho doanh nghiệp SIB như: miễn, giảm thuế, phí, các chính sách riêng thúc đẩy doanh nghiệp SIB, có vậy mới thúc đẩy doanh nghiệp SIB phát triển bền vững và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

Đó cũng là quan điểm của bà Lê Thị Thu Hà, trong ban hành chính sách cần định danh doanh nghiệp SIB một cách cụ thể, nghĩa là cần có các tiêu chí rõ ràng cho từng nhóm SIB để có các chính sách phù hợp. Đồng thời, nới lỏng các điều kiện đầu vào cho phép các doanh nghiệp SIB thụ hưởng nhiều hơn các chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, việc tập trung nâng cao năng lực các doanh nghiệp SIB thông qua việc thúc đẩy hoạt động cố vấn mô hình khởi nghiệp sáng tạo SIB; phát triển mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần cho hệ sinh thái; tạo nguồn quỹ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia phát triển các nhóm tài năng do người yếu thế làm chủ cũng cần được quan tâm. Đồng thời, lan tỏa mô hình khởi nghiệp sáng tạo SIB thông qua truyền thông nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Những ý tưởng này đang dần được hiện thực hóa khi thông qua sự hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Cục Phát triển Doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) triển khai dự án “Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp SIB tại Việt Nam ứng phó với COVID-19” (Dự án ISEE-COVID). Dự án đã triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp SIB ứng phó với COVID-19 với 29 doanh nghiệp nhận được gói hỗ trợ đào tạo 1:1 trong 6 tháng; 100 triệu đồng vốn hạt giống để xây dựng và thử nghiệm mô hình kinh doanh mới. Thừa Thiên Huế có 3 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ được lựa chọn nhận gói hỗ trợ này. Đồng thời, dự án cũng đang được triển khai các hợp phần khác và Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương được lựa chọn làm thí điểm.

Bà Nguyễn Thị Hồng Lam, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án ISEE-COVID chia sẻ, dự án sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính là: Nâng cao năng lực của các SIB, qua đó hỗ trợ các nhóm yếu thế như phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, cộng đồng đa dạng giới...; nâng cao năng lực và tăng cường phối hợp giữa các tổ chức trung gian hỗ trợ SIB; tăng cường năng lực xây dựng và triển khai chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước. Dự án sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức trung gian hỗ trợ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khó khăn, nhu cầu của các doanh nghiệp SIB. Từ đó có những giải pháp cụ thể, thiết thực để cùng đồng hành với doanh nghiệp SIB, góp phần đảm bảo sinh kế cho các nhóm yếu thế (đặc biệt là phụ nữ, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số). Đồng thời, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng tác động của mình và đóng góp nhiều hơn vào phát triển bền vững.

Bài, ảnh: HOÀNG ANH
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xúc tiến thương mại: Giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng

Sự đồng hành của các nhà phân phối sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Doanh nghiệp có thể tận dụng mạng lưới khách hàng đối tác để gia tăng doanh số và quảng bá sản phẩm hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó tăng lợi nhuận.

Xúc tiến thương mại Giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng
Chủ động nhập cuộc

Nhiều người đã quá quen với các khái niệm trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử. Bởi, trong bối cảnh bùng nổ công nghệ như hiện nay, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử là xu hướng; mua sắm tại các trung tâm thương mại giúp khách hàng an tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Vậy, các chợ truyền thống sẽ như thế nào?

Chủ động nhập cuộc

TIN MỚI

Return to top