ClockThứ Tư, 05/06/2024 16:36

Dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững

TTH.VN - Đó là nội dung được trao đổi thảo luận tại hội thảo “Giải pháp dựa vào thiên nhiên để phát triển bền vững Trung Trường Sơn” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) phối hợp với WWF-Việt Nam tổ chức tại TP. Huế vào ngày 5/6. Tham dự có lãnh đạo Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) các sở ban, ngành đơn vị liên quan của 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam.

Phủ bạt chống nắng, giữ ẩm, trừ cỏ dại cho rừng mới trồng Bảo vệ “lá phổi xanh” Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Các đại biểu tham gia hội thảo ngày 5/6 tại TP. Huế

Theo WWF, khu vực Trung Trường Sơn là một bể chứa các-bon tự nhiên và nổi tiếng với độ đa dạng sinh học giàu có và độc đáo. Độ che phủ rừng trong khu vực là từ 47- 68%, với hơn 2,3 triệu ha rừng tự nhiên. Đây là ngôi nhà của nhiều loài động vật đặc hữu và quý hiếm, bao gồm Sao la, Mang lớn, Mang Trường Sơn...

Hội thảo đã giới thiệu về sáng kiến “Chương trình khởi tạo các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS) và phương thức tiếp cận của WWF toàn cầu và ở Trung Trương Sơn (Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam); những chia sẻ kinh nghiệm của hội thảo quốc gia “Huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận tự nhiên tại vùng đồng bằng sông Cửu Long; Chiến lược phát triển Trung Trường Sơn của WWF với các giải pháp dựa vào tự nhiên… Qua đây để trưng cầu ý kiến từ các cơ quan, đơn vị liên quan để đóng góp cho Chiến lược phát triển Trung Trường Sơn theo các giải pháp thuận tự nhiên trong 10 năm đến (2025-2035) không ngoài mục đích bảo vệ, phục hồi và tăng cường quản lý rừng…

Đại diện các đơn vị tham gia ý kiến tại hội thảo 

Đại diện WWF-Việt Nam, ông Thibault Ledecq, Giám đốc Bảo tồn cho rằng, hội thảo là cơ hội tốt để các bên trao đổi và xây dựng những bước đi vững chắc cho NbS (giải pháp dựa vào thiên nhiên), một nền tảng cần thiết cho sự phát triển bền vững của cảnh quan Trung Trường Sơn trong tương lai. WWF sẽ hợp tác với các bên liên quan để phát triển các mô hình NbS phù hợp và toàn diện không chỉ cho ngành lâm nghiệp mà còn tiếp tục nghiên cứu tiềm năng ở các khu vực ven biển, đầm phá và vùng đất ngập nước; đồng thời huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện chương trình NbS hiệu quả trên quy mô lớn.

Tin, ảnh: SONG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu

TIN MỚI

Return to top