ClockChủ Nhật, 16/10/2022 13:17

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế

Sáng 16/10, nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho giới Công Thương và 18 năm ngày Doanh nhân Việt Nam, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi gặp mặt của Thủ tướng Chính phủ với Chủ tịch, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại.

Thêm ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy độngCơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấuPhát triển hệ thống tổ chức tín dụng trong nước lành mạnh, chất lượng

Quang cảnh buổi gặp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thông qua buổi gặp mặt Thủ tướng Chính phủ chúc mừng, động viên, chia sẻ với Chủ tịch, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại trong hơn 2 năm phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua; đồng thời gửi gắm niềm tin, kỳ vọng đối với các Chủ tịch, Tổng giám đốc các Ngân hàng; mong muốn, hệ thống ngân hàng nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển của đất nước.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Lãnh đạo các bộ, ngành liên quan và 70 đại biểu là Chủ tịch, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam.

Báo cáo tại buổi gặp mặt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, 9 tháng năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác, nhằm phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành và triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua các ngân hàng thương mại. Đến cuối tháng 9/2022, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất đạt trên 15 ngàn tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất đạt trên 13 ngàn tỷ đồng, số tiền hỗ trợ cho khách hàng khi tới kỳ thu lãi trên 29 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh; tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; công tác thanh tra, giám sát được quan tâm, tổ chức thường xuyên, chặt chẽ.

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại; thảo luận sôi nổi, phân tích, nhận diện các vấn đề nổi lên, xác định rõ thời cơ, rủi ro, thách thức; đề xuất các định hướng, giải pháp phù hợp, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn, đặc biệt là giữ ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững hệ thống ngân hàng trước những biến động từ quốc tế, trong nước.

Phát biểu tại cuộc gặp mặt, nhân dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Ngân hàng. “Những kết quả đạt được của ngành Ngân hàng là rất tích cực, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp 

Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Theo Thủ tướng, 9 tháng năm 2022, kinh tế thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều vấn đề chưa có tiền lệ, vượt khả năng dự báo, khó khăn hơn nhiều so với cuối năm 2021 khi chúng ta xây dựng kế hoạch năm 2022.

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, nền kinh tế chịu tác động rất nặng nề bởi đại dịch COVID-19 trong suốt 2 năm 2020-2021; trong khi nền kinh tế có độ mở lớn; khả năng thích ứng, sức chống chịu còn hạn chế trước những tác động, áp lực rất lớn từ bên ngoài.

Trong bối cảnh rất khó khăn đó, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; sự đồng hành, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội trong 9 tháng phục hồi tích cực, đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực; ước cả năm đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế phục hồi mạnh mẽ, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Thủ tướng nhấn mạnh, trong kết quả đó, có đóng góp rất lớn của ngành Ngân hàng. Theo đó, ngành Ngân hàng đã thực hiện rất tốt, đồng thời 2 nhiệm vụ: vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; vừa cung cấp vốn tín dụng hỗ trợ nền kinh tế. Ngành Ngân hàng đã luôn ứng phó kịp thời những khó khăn, thách thức từ bên ngoài và bên trong trong suốt thời gian qua.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, những kết quả đạt được 9 tháng năm 2022 và thời gian qua khẳng định vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế và an ninh tiền tệ quốc gia. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch của nền kinh tế; là kênh dẫn vốn chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao đời sống nhân dân.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động, linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn. Mặt bằng lãi suất, tỷ giá cơ bản ổn định.

Hệ thống ngân hàng bảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Đến cuối tháng 9, tổng vốn tín dụng đạt 11,55 triệu tỷ đồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2021.

Hệ thống các ngân hàng thương mại đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, chất lượng và năng lực tài chính, tổng tài sản của các ngân hàng cổ phần đến nay đã đạt khoảng 7,5 triệu tỷ đồng, riêng của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đạt trên 7 triệu tỷ đồng.

Thủ tướng cũng biểu dương các ngân hàng thương mại đã chủ động, tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bằng nhiều biện pháp. Theo đó, đến cuối tháng 7/2022, các ngân hàng cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ 722 nghìn tỷ đồng với 1,1 triệu khách hàng; miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ 92,4 nghìn tỷ đồng với 565 nghìn khách hàng...

Đặc biệt, các ngân hàng thương mại đã luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ vật tư, trang thiết bị y tế và đóng góp lớn vào Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức như: tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp; lạm phát, lãi suất tăng cao; nhiều đồng tiền mất giá mạnh. Trong khi đó quy mô kinh tế nước ta còn nhỏ, độ mở lớn, sức chống chịu còn hạn chế; người dân và người dân bị ảnh hưởng nặng nề sau 2 năm dịch COVID-19; thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng đến nhiều tổ chức tín dụng; hệ thống các ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính nhỏ, chất lượng chưa cao, trình độ quản lý, công nghệ có ngân hàng còn lạc hậu; còn hiện tượng sở hữu chéo, cạnh tranh thiếu lành mạnh, tính công khai, minh bạch chưa cao…

Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị ngành ngân hàng thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm và thời gian tới. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả với các chính sách tài khóa và các chính sách khác để ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, điều hành tỷ giá, lãi suất, tăng tín dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu phát triển; triển khai có hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; đẩy mạnh xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém; rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp thông lệ quốc tế và thực tiễn Việt Nam; tăng cường thanh tra, giám sát; nâng cao năng lực, trình độ cán bộ; cảnh báo rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống; đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.

"Đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nghiêm túc triển khai thực hiện những nhiệm vụ tại buổi làm việc của Thủ tướng ngày 04/8/2022 với tinh thần: Nỗ lực tiết giảm chi phí, ngành ngân hàng chia sẻ khó khăn với đất nước, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, Thủ tướng nhắc nhở.

Đối với các ngân hàng thương mại, Thủ tướng đề nghị tuân thủ pháp luật, tăng cường năng lực quản trị, điều hành, năng lực tài chính, bảo đảm an toàn hoạt động. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ, chất lượng tín dụng, bảo đảm công khai, minh bạch. Hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phát triển ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt. Phát triển mạng lưới; nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng; phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng; thúc đẩy tín dụng xanh, phát triển kinh tế xanh. Tiếp tục đề cao trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, vì cộng đồng.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh: Chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, làm giàu chính đáng, minh bạch, hiệu quả, làm giàu cho mình, cho doanh nghiệp, cho xã hội; góp phần xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Nhà nước luôn luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để giải quyết các vấn đề liên quan, nhất là những đề xuất, kiến nghị của các ngân hàng thương mại để ngành ngân hàng phát triển lớn mạnh, bền vững, góp phần đắc lực hơn nữa vào xây dựng, phát triển đất nước.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, gồm Canada, Singapore, Tây Ban Nha, Paraguay, UAE, Vatican, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các nhà Lãnh đạo nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chiều 18/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp mặt cán bộ Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ.

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top