ClockChủ Nhật, 11/09/2022 12:35

Thêm ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động

Trong tuần đầu tháng 9, tiếp tục có thêm một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động tiền VND. Đáng chú ý, đã có ngân hàng thuộc nhóm "Big 4" tăng mạnh lãi suất với tiền gửi trực tuyến.

Các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm lên gần 1%Tiền “chảy” vào ngân hàngTháo gỡ khó khăn trong triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%

Khách hàng giao dịch tại VietinBank. Ảnh minh họa: Nguyễn Thị Nhị/VietinBank.

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank) thông báo tăng lãi suất gửi tiết kiệm kiệm trực tuyến với tại tất cả các kỳ hạn. Theo đó, Bản Việt điều chỉnh tăng lãi suất mạnh nhất đối với tiền gửi tiết kiệm online kỳ hạn 24 tháng lên mức 7,3%/năm, tăng 0,3%/năm so với trước đó. Đây cũng đang là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất của ngân hàng này.

Đối với kỳ hạn từ 6-12 tháng, lãi suất tăng thêm 0,2%/năm, dao động từ 6,6-7,1%/năm; kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng tăng lãi suất thêm 0,05%/năm, lên mức 4%/năm.

Đặc biệt, nếu khách hàng tham gia sản phẩm Tiết kiệm linh hoạt với kỳ hạn ngày từ 184 ngày trở lên: mức gửi từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng lãi suất áp dụng 6,7%/năm, với mức gửi từ 300 triệu đồng trở lên lãi suất áp dụng 6,8%/năm.

Trong tháng 9 này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng áp dụng biểu lãi suất mới, cao nhất là 7%/năm.

Cụ thể, đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy, Sacombank tăng lãi suất thêm 0,2%/năm lên 5,4%/năm với kỳ hạn 6 tháng; 6%/năm với kỳ hạn 12 tháng. Lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy của Sacombank hiện là 6,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng.

Đối với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến, Sacombank tăng lãi suất thêm 0,1%/năm lên mức 3,9%/năm với kỳ hạn 1 tháng. Các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, tăng thêm 0,2%/năm lên dao động từ 5,9-7%/năm.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải mức lãi suất huy động cao nhất tại ngân hàng này. Lãi suất cao nhất tại Sacombank đang là 7,2%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng nhưng đi kèm điều kiện tham gia bảo hiểm nhân thọ từ ngày 1/7/2022.

Đáng chú ý trong lần điều chỉnh này còn có ngân hàng lớn thuộc nhóm ''Big 4''. Theo đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố triển khai chương trình ưu đãi cộng thêm lãi suất 0,5%/năm cho các khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm online kỳ hạn từ 1 đến 24 tháng trên ứng dụng VietinBank iPay.

Khách hàng gửi tiền kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6 , 9, 12 tháng sẽ được VietinBank cộng thêm 0,4%/năm với khoản tiền gửi dưới 5 tỷ đồng và 0,5%/năm đối với khoản tiền gửi trên 5 tỷ đồng. Lãi suất gửi tiết kiệm online vì thế cũng có nhiều thay đổi lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 3,5-3,6%/năm; lãi suất kỳ hạn 3-5 tháng là 3,9-4%/năm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng là 4,4-4,5%/năm, lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 6-6,1%/năm.

Đối với các kỳ hạn 13 tháng, 18 tháng, 24 tháng, VietinBank cộng thêm 0,4%/năm so với gửi tại quầy, không phân biệt số tiền gửi bao nhiêu. Theo đó, lãi suất ở các kỳ hạn này khi gửi online là 6%/năm.

Đây là mức lãi suất huy động cao nhất tại VietinBank kể từ tháng 7/2020 đến nay và cũng đang là mức lãi suất huy động cao nhất trong các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước.

Trong khi các ngân hàng "Big 4" khác bao gồm Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vẫn đang áp dụng mức lãi suất cao nhất từ 5,6-5,8%/năm với tiền gửi online và 5,6%/năm với tiền gửi tại quầy.

Qua khảo sát biểu lãi suất ngân hàng mới nhất trong tháng 9/2022, lãi suất huy động cao nhất đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) với 8,8%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, tăng 0,5%/năm so với biểu lãi suất niêm yết trước đó. Đây cũng là mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay tại ABBank.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cũng huy động với lãi suất cao nhất tới 7,85%/năm. Đây là lãi suất áp dụng cho Chứng chỉ tiền gửi dài hạn bằng VND với mệnh giá tối thiểu từ 100 triệu đồng kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất cho sản phẩm này kỳ hạn 24 tháng là 7,7%/năm.

Một số ngân hàng khác có mức lãi suất huy động cao nhất trên 7%/năm như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với 7,55%/năm; Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) với 7,3%/năm; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) với 7,1%/năm...

Báo cáo của các chuyên gia phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, lãi suất huy động đã tăng khá nhiều và sẽ còn tăng tiếp trong nửa cuối năm nay, cùng với thanh khoản hệ thống không dồi dào do ưu tiên ổn định tỷ giá và kiềm chế lạm phát. Vì thế, VDSC dự báo lãi suất cho vay sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2022 và sang cả năm 2023.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
“Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng”

Ngày 7/12, Hội Chữ thập đỏ (HCTĐ) tỉnh tổ chức phát động chương trình “Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng” gây quỹ nhân đạo. Chiến dịch được được Trung ương HCTĐ Việt Nam phát động, diễn ra từ ngày 23/11/2024 đến 28/4/2025.

“Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng”
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top