ClockThứ Hai, 05/09/2016 14:14

Hơn 93% doanh nghiệp phá sản có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng

Số doanh nghiệp (DN) phá sản có quy mô vốn khoảng 10 tỷ đồng với 6.974 DN, chiếm hơn 93% tổng số DN tuyên bố phá sản trong 8 tháng qua. Số liệu trên vừa được Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đưa ra.

Xét trên lĩnh vực hoạt động, số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh cho thấy ngành khai khoáng có số DN giải thể tăng nhanh nhất hơn 314%, tiếp đến là lĩnh vực Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (138%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội là 119%; Tài chính - Ngân hàng 63%...

Số DN phá sản trong 8 tháng đầu năm qua tập trung vào các DN có vốn nhỏ và vừa khoảng 10 tỷ đồng

Về cơ cấu vốn của các DN phá sản, trong số hơn 7.480 DN giải thể, 93,2% trong đó là DN nhỏ và vừa có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng; hơn 200 DN có quy mô vốn từ 10 - 20 tỷ đồng; 57 DN có vốn từ 20 -50 tỷ đồng; 75 DN có quy mô vốn từ 50 - 100 tỷ đồng và đặc biệt, có 69 DN có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng.

Số DN tạm ngừng hoạt động chờ phá sản hoặc tạm ngừng họat động có thời hạn cũng chiếm rất lớn 8 tháng qua. Trong tổng số hơn 40.400 DN, số DN có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 37.000 DN (chiếm hơn 93%).

Về vùng lãnh thổ, các tỉnh như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu có số DN phá sản cao nhất cả nước với hơn 3.300 DN, chiếm 54,6% tổng số DN bị giải thể. Đứng thứ hai là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và 1 số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng với hơn 1.300 DN, chiếm 14,7% tổng số.

Cục Quản lý Đăng ký doanh nghiệp chỉ rõ, số DN giải thể 8 tháng đầu năm tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước, trong đó phần lớn là các Công ty TNHH một thành viên và hai thành viên, công ty tư nhân.

Trong 8 tháng qua, số DN tạm ngừng hoạt động (có thời hạn và không thời hạn) tiếp tục gia tăng, trong đó tập trung nhiều nhất vào khối DN nhỏ và vừa kinh doanh ô tô, xe máy với gần 30.600 DN, thứ hai là DN thuộc khối xây dựng, BĐS với hơn 5.700 DN, thứ ba là khu vực DN chế biến, chế tạo trong nước với khoảng 4.800 DN.

Trước đó, Tổng cục Thống kê cũng công bố cả nước có hơn 48.000 DN phá sản và chờ phá sản trong 8 tháng qua bằng 65% số DN thành lập mới từ đầu năm đến nay. Số DN nhỏ và vừa phá sản, chờ phá sản tăng theo hai con số trong mấy năm qua, cho thấy khu vực này đang chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các cú sốc về gia nhập thị trường, khả năng cạnh tranh và đặc biệt là tiếp cận vốn, chính sách còn hạn chế, ngặt nghèo.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp (DN) muốn tham gia sâu vào thị trường quốc tế phải có tín chỉ carbon. Tín chỉ carbon được hiểu là chứng nhận để giao dịch thương mại và đổi quyền được phát thải khí nhà kính.

Tín chỉ carbon cho doanh nghiệp
Return to top