ClockThứ Năm, 06/04/2023 14:29

Rau má rớt giá: “Bỏ thì thương, vương thì nặng"

TTH.VN - Trồng rau má đã trở thành nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ dân ở xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền). Thế nhưng gần đây rau má đang bị rớt giá nặng cộng với đầu ra không ổn định làm nhiều nông dân khó khăn.

Trà rau má được gắn tem truy xuất nguồn gốcVùng chuyên canh rau má Quảng ThọRau má Quảng Thọ: Ưu thế từ chất lượngXây dựng sản phẩm OCOPNghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống cây rau máVùng rau Quảng Điền thiệt hại nặng do ngập úngSản phẩm mới từ rau má

Bỏ thì thương, vương thì tội

leftcenterrightdel
Lượng rau má ở Quảng Thọ sản xuất ra mỗi ngày 7-8 tấn trong khi chỉ tiêu thụ chưa được 10% 

Có mặt tại cánh đồng rau má thôn La Vân Thượng những ngày này, chúng tôi không được chứng kiến cảnh tấp nập thu hoạch rau, kẻ bán- người mua như mọi khi. Thay vào đó là một số ít người đang xót của, cố cắt phần ngọn của rau má quá lứa, phần còn lại được dùng máy cắt bỏ cho cá lồng ăn hoặc ủ làm phân. Thời điểm này, giá rau má xuống quá thấp và không có đầu mối tiêu thụ. Người nông dân trồng rau má đang ở trong tình cảnh “bỏ thì thương, vương thì nặng”.

Ông Nguyễn Thượng Huy, người có hàng chục năm trồng rau má cho biết, trước đây, rau má là loại rau đặc sản và làm giàu cho nông dân xã Quảng Thọ. Chúng tôi trồng rau má được bao nhiêu thì thương lái đến tận ruộng thu mua hết bấy nhiêu. Trung bình, mỗi ha rau má, chúng tôi có thể thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng/năm (mỗi năm thu hái 8-10 lứa rau má). Đầu năm 2023 thời tiết bất lợi nhưng đến nay thời tiết đẹp, cây rau má sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Nhưng chưa kịp vui thì chúng tôi lại đối mặt với rớt giá thê thảm và không có đầu ra.

leftcenterrightdel
Gia đình ông Nguyễn Thượng Huy xót xa cắt bỏ diện tích rau má quá lứa mà không bán được 

“Nếu như trước đây mỗi ký rau má bán được 6.000-8.000 đồng, có thời điểm cao lên đến trên 15.000 đồng thì nay chỉ bán được có 3.000 đồng, trong khi bán 4.000 đồng/1kg mới hòa vốn. Tuy nhiên không ai đến thu mua. Không có thương lái thu mua, rau má đã đến kỳ thu hoạch, nếu sau 6 ngày mà không bán được là rau quá lứa, già và vàng lá chỉ có cắt bỏ. Nếu vậy là nông dân chúng tôi bị lỗ từ vốn đến công chăm sóc, coi như mất trắng một lứa rau. Hiện tại nông dân trồng rau má chúng tôi đứng ngồi không yên”, bà Nguyễn Thị Bé, vợ ông Huy góp chuyện. 

Cạnh đó là cánh đồng rau má theo tiêu chuẩn hữu cơ của ông Nguyễn Lương Bảo với diện tích 2ha và 2ha của con rể Trần Thiên Dũng cũng cùng chung số phận. Trung bình mỗi lứa gia đình ông Bảo đầu tư tổng cộng 40 triệu đồng cho 2ha. Nếu giá bán trên 6.000 đồng/1kg thì mới có lãi. Hiện nay thương lái không mua nên coi như vụ này gia đình ông trắng tay. Nhìn cả cánh đồng rau má xanh tốt bỏ không nhưng bà con đành ngậm ngùi bỏ mặc không thu hoạch, chờ đến ngày cắt bỏ chúng tôi không khỏi chạnh lòng.  

Rất cần sự chung tay hỗ trợ

Trên địa bàn xã Quảng Thọ hiện có trên 70ha rau má. Trung bình mỗi ngày có 7-8 tấn đến kỳ thu hoạch. Thế nhưng HTX nông nghiệp Quảng Thọ 2 chỉ có nhu cầu thu mua của xã viên 500kg/ngày để sấy khô làm nguyên liệu chứ mua nhiều như trước đây không biết bán cho ai do các đơn hàng ngoại tỉnh không có. Tư thương mua nhỏ lẻ chỉ vài tạ và số lượng còn tồn đọng chiếm 85-90%. Số rau má còn tồn đọng người dân đành cắt cho cá ăn và ủ làm phân hữu cơ do không có thương lái đến mua.

leftcenterrightdel
 Người dân gom rau má về cho cá ăn 

Theo lý giải của Giám đốc HTX nông nghiệp Quảng Thọ 2 Nguyễn Lương Trí, sở dĩ có tình trạng rau má rớt giá là do trước đây thị trường tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh miền nam chiếm 60%, một số ít chở ra bắc và thương lái thu mua nhỏ lẻ phục vụ các chợ đầu mối. Tuy nhiên đến nay một số vùng ở miền nam đã trồng được rau má dẫn đến sức tiêu thụ rau má giảm mạnh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giá rau má cũng giảm, không thể cạnh tranh với thị trường phía nam và không có thương lái thu mua.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ Trần Phúc thông tin, trước khó khăn chung, trước mắt chính quyền địa phương cùng với HTX đã đưa sản phẩm rau má lên trang nông sản của huyện để tăng cường kết nối tiêu thụ trong tỉnh; đăng tải lên mạng xã hội Facebook, Zalo để cùng kết nối hỗ trợ nông dân tiêu thụ rau má cho người dân. Đồng thời, khuyến khích các hộ dân tăng cường bán lẻ tại ruộng, đưa hàng về các chợ đầu mối trong tỉnh và kêu gọi người dân hỗ trợ tiêu thụ. Về lâu dài, xã vẫn giữ nguyên diện tích trên 70ha, không phát triển thêm. Đối với những diện tích bạc màu sẽ khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Bài, ảnh: THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nông dân thu nhập tiền tỷ

Thông qua phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân thu nhập tiền tỷ.

Những nông dân thu nhập tiền tỷ
Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang

Chiều 20/3, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã quán triệt Chỉ thị số 42-CT/TU, ngày 8/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cho hơn 300 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Phú Vang.

Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
Nhiều dự án kinh tế cho nông dân

Hội Nông dân (HND) huyện Quảng Điền đã và đang triển khai nhiều dự án phát triển kinh tế cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án kinh tế cho nông dân
Return to top